Nuôi tôm đang là một
trong những ngành phổ biến tại Việt Nam kể cả đối với nước mặn và nước ngọt. Kỹ
thuật nuôi tôm nước ngọt đòi hỏi nguồn nước sạch, đảm bảo tốt.
Qua nghiên cứu và thử
nghiệm tại các đầm tôm thẻ chân trắng nước ngọt, chúng tôi đã đúc
kết được những kỹ thuật nuôi tôm đảm bảo an toàn và đem lại kết quả tốt nhất,
mời bà con cùng tham khảo nhé!
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt – Tôm thẻ chân trắng
Trong kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt, người nuôi cần phải kỹ từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu
thả nuôi, cụ thể như sau:
1.
Chuẩn bị ao nuôi và nguồn nước
- Tiến hành lựa chọn
6 ao thả tôm thẻ chân trắng với điều kiện: đáy bùn cát, bờ gạch nền, giữa ao có
đường thoát bẩn, nước ngọt, chất nước tốt có thể dễ cấp và tháo cạn nước.
- Mỗi ao có diện tích
khoảng 0,05 hm2, sâu khoảng 1,4 m, ở cửa cấp nước bố trí lưới lọc 80
mắt.
- Chuẩn bị 2 máy sục
khí 0,75kw cho mỗi ao nuôi
- Bà con làm sạch ao
nuôi bằng cách sử dụng vôi sống (100kg/ha) hòa với nước rải khắp ao để diệt
khuẩn, loại bỏ các tạp dữ và những sinh vật gây hại khác, sau đó phơi nắng nửa
tháng rồi cấp nước cho ao ở mức 60 cm, giữ độ mặn khoảng 10/00.
Chú ý: tất cả các ao
đều phải lắp máy quạt nước để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm. Bởi đây là hệ
thống cung cấp oxy chính, nếu không có chúng thì việc nuôi tôm theo quy mô vừa
và lớn là điều không thể.
2.
Ngọt hóa tôm giống
- Lựa chọn giống tôm
có đặc tính sinh trưởng ở vùng nước có độ mặn thấp. Trước 20 ngày đặt tôm giống
vào nước ao có độ mặn khoảng 10/00. Trước khi đưa giống vào khoảng 10 ngày thì
từng bước làm ngọt hóa, giữ độ mặn không thay đổi. Thời gian ngọt hóa thân tôm
phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bệnh và không bị tổn thương bên ngoài.
3.
Tiến hành thả giống
Tôm giống đã được
ngọt hóa nước đầu được chứa trong túi nilon bơm oxy và để trong thùng xốp hình
chữ nhật. Sau khi trở đến trại, thả nhẹ cả túi vào trong ao (ngâm trong khoảng
nửa giờ đồng hồ) để tôm có thể thích ứng với nhiệt độ thì mới mở túi ta.
=> Lưu ý: Trước khi thả
tôm giống bà con cần cho tôm tắm 10 phút trong dung dịch iốt 20mg/l và để riêng
100 con cho vào túi lưới sợi nilon 80 mắt để có thể theo dõi tình hình sinh
trưởng và phát triển của tôm.
4.
Điều tiết chất nước
- Trong 15 ngày đầu
tiên bà con không cần thêm và thay nước, sau đó chỉ đổ thêm một ít nước ngọt để
vù đắp lượng nước bốc hơi. Tuyệt đối không thay nước trong quá trình nuôi tôm
trong nước ngọt.
- Cho quạt nước chạy
2 lần/1 ngày vào sáng sớm và buổi trưa (từ 4h – 6h), cách 20 ngày rắc vôi và
bón chế phẩm sinh học để điều chỉnh nồng độ pH, diệt khuẩn và điều chỉnh chất
nước.
5.
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt bằng cách cho ăn
- Trong thời kỳ đầu
vụ cho tôm ăn 1 lần/ ngày vào buổi tối.
- Đến thời kỳ giữa và
cuối vụ cho tôm ăn 2 lần/ ngày vào 6h sáng cho ăn 35% và 5h chiều cho ăn khoảng
65% lượng thức ăn.
Lưu ý: lựa chọn thức
ăn chất lượng, đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ
để kịp thời điều chỉnh tăng hoặc giảm phù hợp nhất.
6.
Quản lý ao nuôi hàng ngày
- Tiến hành kiểm tra
màu ao và tình trạng sức khỏe của tôm vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối.
- Định kỳ 1 tuần/1
lần sử dụng kỹ thuật PCR hoặc mô học để kiểm tra và phát hiện
các loại bệnh thường gặp ở tôm. Ghi chép tình hình ăn mồi và lột xác của tôm để
có những biện pháp điều trị kịp thời khi gặp dịch bệnh.
- Thường xuyên sử
dụng chế phẩm vi sinh để phòng ngừa bệnh cho tôm trong suốt quá trình nuôi.
- Sau 94 – 100 ngày
nuôi bà con có thể tiến hành thu hoạch tôm thẻ chân trắng, cỡ tôm thường rơi
vào khoảng 62 con/kg là đã đạt hiệu quả kinh tế khá cao rồi.
Trong thời gian gần
đây, có rất nhiều hộ dân đã dừng nuôi tôm vì thiếu nước mặn do nhiều dịch bệnh
bùng phát trở lại. Trong khi đó, có rất nhiều hộ dân đã áp dụng kỹ thuật
nuôi tôm nước ngọt đem lại năng suất cao cho mùa vụ.
>> Xem thêm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét