Nắm được đúng kỹ thuật cải tạo ao nuôi sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đồng thời hạn chế được những dịch bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho quý bà con quy trình
kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm đúng cách giúp trúng mùa, trúng giá, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Hút cạn nước trong ao nuôi
- Sau mỗi mùa vụ, nhằm loại bỏ đi các loại giáp xác, vật thể trung gian gây bệnh, bà con nến tiến hành hút cạn nước trong ao sau đó tiến hành nạo vét đưa hết những chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao nuôi. Tiến hành bón vôi, cày lật phơi đáy từ 10 - 15 ngày để các chất hữu cơ trong ao phân hủy hết đồng thời loại bỏ được các chất độc và những vi sinh gây bệnh cho tôm nuôi.
- Trong trường hợp ao không thể hút cạn nước thì bà con nên dùng phương pháp cải tạo ướt. Tiến hành dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi.
2. Bón vôi để khử trùng và nâng pH cho đất
- Sử dụng 15 - 20kg/ 100 mét vuông vôi nông nghiệp rải đều khắp đáy ao và mép bờ ao để hạn phèn, diệt mầm bệnh như: các loại ấu trùng, vi khuẩn gây bệnh,... Tiến hành tẩy vôi vào những ngày nắng, bón tập trung nhiều vào những nơi nước đọng, các mạch nước rỉ màu vàng hoặc nâu đỏ.
>>> Xem thêm bài viết:
1.
Cách tạo môi trường kiềm trong ao nuôi tôm
2.
Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
3. Diệt khuẩn ao nuôi
- Sau khi đã cải tảo đáy ao thành công bà con tiến hành lấy nước vào ao qua lưới lọc. Đối với những ao không có nước từ ao lắng mà lấy trực tiếp từ bên ngoài thì nên để từ 2 - 3 ngày sau đó mới tiến hành diệt khuẩn nguồn nước cho ao nuôi.
- Tiến hành sử dụng Chlorine để diệt các loại vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh trong môi trường ao nuôi. Liều lượng tùy theo quy định của chuyên gia.
4. Bón phân gây màu nước cho ao nuôi tôm
Trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi thì việc bón phân gây màu nước rất quan trọng chúng sẽ giúp thực vật phù du phát triển đồng thời là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời chúng có khả năng hạn chế được sự phát triển của các loại tảo đáy ao, tạp oxy hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn thừa, chất thải trong quá trình nuôi tôm.
Hiện tại có một số loại phân gây màu nước có thể kể đến như:
+ Phân hữu cơ bao gồm: các loại phân gà, phân trâu, bò, khi bón cần phải ủ mục mới được
+ Phân vô cơ: một số loại phân có thể kể đến như: NPK, Urê,...
- Sau khi bón phân tù 2 - 3 ngày các loại sinh vật phù du sẽ phát triện, độ trong sẽ đạt từ 40 - 50 cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc màu vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm nuôi.
Trên đây là quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi đúng cách mà chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý bà con trong mùa vụ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét