Trong những năm gần đây, bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là căn bệnh phổ biến gây chết hàng loạt trên tôm thẻ chân trắng, thậm chí 100% ao nuôi nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Vậy nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là gì?
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là do WSSV (White spot syndrome virus) cùng với các tác nhân gây bội nhiễm là các loài vi khuẩn Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus. Virus WSSV có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào. Virus này gây chết trong mọi giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm. Khi bị bệnh tôm ăn yếu, bơi tấp mé bờ, các cơ trên tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm. Tôm có thể chết 100% ao nuôi sau từ 4 - 8 ngàu cảm nhiễm bệnh, đây được coi là bệnh tối nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm.
Biện pháp phòng ngưa bệnh đỏ thân trên tôm hiệu quả.
Hiện tại bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng mới chỉ có biện pháp phòng ngừa chứ chưa tìm ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Do đó, Để phòng được hội chứng chết đỏ ở TTCT cần phải chú ý hai yếu tố quan trọng nhất là phải chọn con giống sạch bệnh và hạn chế nuôi TTCT trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Sử dụng phương pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus WSSV. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Nếu nuôi TTCT vụ đông xuân thì phải chủ động phương pháp điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi như phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt (tham khảo lựa chọn máy PCR di động Pockit Xpress và máy PCR cầm tay micro Plus).
Ap dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, giảm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong nước, tránh hiện tượng bội nhiễm trên tôm nuôi. Cần có biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt, đánh Chlorine cho ao để diệt sạch giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh. Ổn định môi trường nuôi bằng cách đánh vi sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày với liều lượng thấp.
Sát trùng ao nuôi bằng Chlorine để tiêu diệt giáp xác và các mầm bệnh virus, vi khuẩn trong môi trường ao nuôi trước khi đưa tôm vào nuôi. Làm lưới chắn cẩn thận để kiểm soát địch hại mang mầm bệnh từ bên ngoài vào môi trường nuôi.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả cao trong vụ nuôi. Liên hệ số Hotline: 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét