Câu hỏi:
Chào chuyên gia, tôm nhà em nuôi được 1 tháng tuổi có dấu hiệu chậm lớn, quan sát thì thấy phần lưng màu trắng sữa và đục, có con còn bị mèm vỏ. Xin hỏi nguyên nhân tôm chậm lớn và biện pháp khắc phục tốt nhất. Em cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, với trường hợp của bạn thì tôm có thể nhiễm vi bào tử trùng rồi nhé. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ký sinh trùng vi bào tử trùng (EHP) gây ra. Khi tôm bị bệnh chúng có thể không gây chết nhưng lại khiến tôm chậm lớn. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa tổng hợp cho tôm nuôi như sau:
- Cần kiểm soát bố mẹ tôm bố mẹ bằng sét nghiệm PCR
- Trước khi vào vụ nuôi tiến hành cải tạo ao nuôi theo đúng kỹ thuật, đưa pH tới khoảng 12. Ở độ pH này hầu hết sẽ loại bỏ được hoàn toàn các loại vi bào tử trùng trên tôm.
- Dụng cụ ao nuôi cần phải được phơi và khử trùng hiệu quả, ngâm và rửa sạch với các chất tẩy rửa mạnh như NaOH 2,5% sau khoảng 3 giờ, sau đó rửa với nước sạch và phơi khô.
- Sử dụng thức ăn uy tín, đủ chất dinh dưỡng, không nấm mốc.
- Giữ màu nước ổn định với các chỉ số như pH, độ kiềm, oxy, khí độc nằm trong ngưỡng phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Tham khảo chế phẩm sinh học Spore - Out
Bạn có thể tham khảo sử dụng chế phẩm Spore - Out: đây là chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên có thể ức chế tế bào EHP (vi bào tử trùng) theo cơ chế kết dính, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tránh sự sinh sản quá mức của EHP, làm giảm triệu chứng bệnh và trì hoãn thời gian EHP phát triển vượt ngưỡng.
=> Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng kết hợp 2 sản phẩm Spore-up và Gut-Well.
Để được tư vấn kỹ hơn về nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu xin vui lòng liên hệ số hotline 19002620để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
> Tìm hiểu ngay:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét