Thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo đó là các cơn mưa bất chợt đến là những nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi, gây thiệt hại lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vậy cần phải quản lý sức khỏe của tôm như thế nào tốt nhất trong giai đoạn chuyển mùa hiện nay???
Cách quản lý sức khỏe cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa
- Cho tôm ăn những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc, hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi
- Bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học cho tôm, bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất thiết yếu cho tôm nuôi.
- Có nguồn nước sự trữ trong ao chứa đê cấp nước vào ao nuôi khi cần thiết nhằm duy trì độ sâu và giảm độ mặn.
=>> Lưu ý: Thường xuyên cấp nước vào những thời điểm ban đêm, tránh cấp nước vao ban ngày làm cho tảo phát triển mạnh
- Duy trì mực nước thấp nhất trong khoảng 1,4 - 1,5 m, đồng thời đảm bảo thời gian quạt nước ap nuôi đạt 24/24h để tăng hàm lượng oxy và tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao.
- Thường xuyên kiểm tra, quản lý khí độc NH3, H2S trong ao nuôi bằng cách quản lý, duy trì độ pH ổn định. Định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao và xi phông loại thải các chất thải ra ngoài, xử lý đảm bảo đúng quy định.
- Kiểm soát tảo trong ao nuôi, không để nước quá đậm, duy trì độ trong ở mức 30 - 35 cm. Để làm điều này thì người nuôi cần phải có chế độ cho ăn phù hợp nhằm hạn chế lượng chất thải trong ao.
- Trong những trường hợp ao nuôi đạt kích cỡ ao nuôi thương phẩm cần nhanh chóng tiến hành thu hoạch
- Những ao nuôi có biểu hiện về dịch bệnh cần xét nghiệm PCR để phát hiện các bệnh phân trắng trên tôm, bệnh vi bào tử trùng trên tôm, bệnh phát sáng trên tôm có biện pháp phòng trị hiệu quả
Nuôi tôm trong mùa mưa rất nguy hiểm nên người nuôi cần chú ý các biện pháp trên đây để vận dụng vào ao nuôi một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ số hotline 1900 2620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.
XEM THÊM:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét