Tôm sú là một trong những loại tôm được tiêu dùng phổ biến trên thế giới. Đây là loại tôm đem lại nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy đặc điểm sinh học của tôm sú là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm sinh học của tôm sú
Nhìn từ bên ngoài, đặc điểm sinh học của tôm sú bào gồm các bộ phận sau đây:
- Chùy dạng như lưỡi kiềm, cứng và có răng cửa.
- Phía trên chùy có từ 7 - 8 răng và dưới chùy có 3 răng.
- Tôm có mũi, khứu rác và râu - đây là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm nuôi.
- 3 cặp chân mày: giúp lấy thức ăn và bơi lội.
- 5 chân ngực: có chức năng lấy thức ăn và di chuyển
- Cặp chân bụng dùng để bơi.
- Đuôi có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa và điều chỉnh bơi lên cao hoặc xuống thấp.
- Bộ phận sinh dục nằm ở phía dưới bụng.
Xem thêm: đặc điểm tôm thẻ chân trắng
Tôm sú là một trong những loại dị hình phái tính nên kích thước con cái thường lớn hơn con đực. Do đó, quý bà con có thể phân biệt con cái và con đực thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
- Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực. Bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thức 2. Lỗ sinh dục được mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
- Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên. Hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
- Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trung ở cuối ống dẫn tinh. thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Tôm sú hiện nay được phân bố khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi.
Hy vọng với những đặc điểm sinh học của tôm sú trên đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm của tôm sú để vận dụng vào quy trình nuôi một cách tốt nhất.
>> Có thể quan tâm: Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt người nuôi nên biết
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét