Tôm bị đốm đen là do đâu? Phòng chống thế nào cho hiệu quả?

tháng 7 31, 2018 |
Tôm bị đốm đen là do đâu? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý bà con nuôi tôm. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả nhất. 

Tìm hiểu khái quát bệnh đốm đen trên tôm là gì?


Bệnh đốm đen trên tôm là căn bệnh xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ li ti nằm rải rác khắp thân hoặc tạp thành từng đốm lớn có màu sắc đen hoặc màu tối, đuôi bị mòn và kèm theo đó là những biểu hiện như: Tôm giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ, khi bị nặng ruột tôm thường rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đen và có mùi hôi. 

Trong nhiều trường hợp tôm thẻ đã lột xác và sắp đến lúc thu hoạch vẫn mắc bệnh đốm đen, mặc dù tôm bị mắc bệnh đốm đen vẫn có thể sử dụng được nhưng giá thành thường giảm và gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.



Vậy tôm bị đốm đen là do đâu?


Theo kết quả nghiên cứu, tôm vị đốm đen là do một loài vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước ao nuôi. Đây là loài vi khuẩn này có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm bằng các chất men đặc biệt được chúng tiết ra. 

Bệnh xuất hiện ở những ao nuôi dơ bẩn bị ô nhiễm tích tụ lại khí độc như NH3, NO2, H2S khiến hàm lượng oxy trong nước giảm chính là nguyên nhân chính tạp điều kiện cho loài vi khuẩn này phát triển.


Tôm bị đốm đen thì phải làm sao?


Tôm bị đốm đen hiện tại chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, do đó người nuôi cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng và vệ sinh ao nuôi

- Định kỳ kiểm tra chất lượng nước cho ao

- Định kỳ chài tôm để kiểm tra tình hình sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu của bệnh chết sớm để có biện pháp phòng bệnh kịp thời

- Luôn đảm bảo các thông số như: pH, Oxy, hàm lượng kim loại,... thường xuyên kiểm tra lượng khí độc tồn trong ao nuôi

- Nuôi tôm với mật độ thả hợp lý đúng quy trình và phải chọn tôm giống khỏe mạnh, không bệnh tật

- Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản và vi sinh xử lý khí độc để khử các chất độc, chất ô nhiễm lắng tụ trong lớp bùn đáy cũng như khí độc phát sinh

- Bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng đồng thời

- Trộn chế phẩm sinh học với thức ăn giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mầm bệnh cho tôm nuôi

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về tôm bị đốm đen là do đâu sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức về bệnh đốm đen trên tôm từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Liên hệ 19002620 để được tư vấn từ chuyên gia thủy sản.

Read more…

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

tháng 7 31, 2018 |
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất cao mà ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây dưới đây sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, năng suất cao, ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.

kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây đạt năng suất cao
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao ở miền tây

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây


Đối với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trằng ở miền tây, bà con cần phải chú trọng từ khâu chuẩn bị, cải tạo ao cho đến khâu thả giống và quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể như sau:

  • Cải tạo và gây màu nước cho ao nuôi

- Cải tạo ao nuôi: tháo cạn nước, phơi đáy ao từ 10 – 15 ngày sau đó cấp nước cho ao với độ sâu khoảng 20 cm rồi bón vôi cho ao nuôi để tiêu diệt tạp chất và các độc tố trong ao nuôi. Sau 3 – 6 ngày, tháo cạn nước trong ao nuôi và tiến hành rửa ao 3 lần. Cuối cùng, cấp nước cho ao nuôi qua túi lọc với chiều sâu khoảng 2 m.

- Cách gây màu nước: bón phân đạm và phân lần theo tỷ lệ 1/9 với liều lượng 1,5 kg.ha để nuôi nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoan đầu.

  • Thả giống tôm thẻ chân trắng

- Lựa chọn tôm giống là một bước quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do đó, bà con cần lưu ý chọn giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài khoảng 1 cm, đồng thời sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để loại bỏ những con mang mầm bệnh.


- Thả tôm thẻ với mật độ 15.000 con/ha, thời gian thả vào buổi chiều hoặc sáng sớm lúc mà thời tiết mát mẻ, nên thả tôm trong túi trong 30 phút rồi mới mở túi cho tôm bơi dần da ao nuôi. Lưu ý: không nên thả tôm khi trời mưa to.

  • Quản lý ao nuôi mỗi ngày

- Thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi, duy trì độ pH từ 7, 5 – 8,5, độ trong khoảng 40 – 60 cm. Trong trường hợp nồng độ khí độc ao nuôi tăng cao, sử dụng Bac – Up để giảm nồng độ khí độc NH3/NO2.

- Sử dụng định kỳ Sober – Up cho ao nuôi 1 lần/ 1 tuần để hấp thu độc tố từ tảo, nấm, AHPND/EMS, đồng thời cải thiện chất lượng nước, tối ưu hóa môi trường ao nuôi.

- Chọn thức ăn công nghiệp cho tôm, cho ăn bằng sàng với liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Tháng đầu cho ăn từ 5 – 6 bữa rải rác trong 1 ngày. Từ tháng thứ 2 cho tôm ăn 4 bừa/ 1 ngày. Trong trường hợp tôm phát triển không đồng đều tiến hành cho ăn dặm quanh ao nuôi.


cho tôm ăn bàng sàng - Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây
Cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất

- Trộn chế phẩm vi sinh CompreZyme với thức ăn cho tôm 1 lần/ 1 ngày giúp tôm chuyển hóa các loại protein khó tiêu, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.

- Tránh để thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, sử dụng chế phẩm Rate – Up để phân cắt thức ăn dưa thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi.

- Thường xuyên sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để chuẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời từ đó có phương pháp phòng trị bệnh tốt nhất.

  • Thời điểm thu hoạch

Sau khi tôm đạt kích cỡ từ 60 – 80 con/kg thì tiến hành dùng lưới để thu hoạch. Đựng tôm trong thùng có đá để giữ được độ tươi cho tôm.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây trên đây đã được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng và đạt được năng suất cao trong mùa vụ. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.

XEM THÊM:

>> Quản lý sức khỏe tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa

>> Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt nhất? Giá thành hợp lý??
Read more…

Quản lý sức khỏe cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa

tháng 7 25, 2018 |
Thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo đó là các cơn mưa bất chợt đến là những nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi, gây thiệt hại lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vậy cần phải quản lý sức khỏe của tôm như thế nào tốt nhất trong giai đoạn chuyển mùa hiện nay???

Cách quản lý sức khỏe cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa



- Cho tôm ăn những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc, hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi

- Bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học cho tôm, bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất thiết yếu cho tôm nuôi.

- Có nguồn nước sự trữ trong ao chứa đê cấp nước vào ao nuôi khi cần thiết nhằm duy trì độ sâu và giảm độ mặn.

=>> Lưu ý: Thường xuyên cấp nước vào những thời điểm ban đêm, tránh cấp nước vao ban ngày làm cho tảo phát triển mạnh

- Duy trì mực nước thấp nhất trong khoảng 1,4 - 1,5 m, đồng thời đảm bảo thời gian quạt nước ap nuôi đạt 24/24h để tăng hàm lượng oxy và tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao.

- Thường xuyên kiểm tra, quản lý khí độc NH3, H2S trong ao nuôi bằng cách quản lý, duy trì độ pH ổn định. Định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao và xi phông loại thải các chất thải ra ngoài, xử lý đảm bảo đúng quy định.

- Kiểm soát tảo trong ao nuôi, không để nước quá đậm, duy trì độ trong ở mức 30 - 35 cm. Để làm điều này thì người nuôi cần phải có chế độ cho ăn phù hợp nhằm hạn chế lượng chất thải trong ao. 

- Trong những trường hợp ao nuôi đạt kích cỡ ao nuôi thương phẩm cần nhanh chóng tiến hành thu hoạch

- Những ao nuôi có biểu hiện về dịch bệnh cần xét nghiệm PCR để phát hiện các bệnh phân trắng trên tôm, bệnh vi bào tử trùng trên tôm, bệnh phát sáng trên tôm có biện pháp phòng trị hiệu quả

Nuôi tôm trong mùa mưa rất nguy hiểm nên người nuôi cần chú ý các biện pháp trên đây để vận dụng vào ao nuôi một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ số hotline 1900 2620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM:


Read more…

Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt nhất? Giá thành hợp lý?

tháng 7 22, 2018 |
Ngày nay, chế phẩm sinh học đã được người nuôi tôm sử dụng rộng rãi trong xử lý môi trường ao nuôi thủy sản đồng thời ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi một cách an toàn và hiệu quả. Vậy chế phẩm sinh học là gì? Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!


Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tôm sinh trưởng tốt

1. Tìm hiểu khái quát chế phẩm sinh học là gì?


Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ Hy Lạp, chúng được con người tạo ra do sự kết hợp giữa các dòng vi khuẩn có lợi, enzyme với nhau trong một môi trường thích hợp với mục đích kích thích sự gia tăng mật độ của các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường kìm hãm. Hiện tại, chế phẩm sinh học được người nuôi tôm sử dụng phổ biến nhất đến từ hãng ScienChain bao gồm 2 dòng sản phẩm chính:

- Men vi sinh: Bottom - Up; Gut - well; EMS-Proof; Bac-Up.

- Chế phẩm tự nhiên: Spore - Out; Antidot; HepaNova; Germ - Out; Comprezyme; Sober - Up; Rate - Up

Các loại chế phẩm đến từ ScienChain đảm bảo về chất lượng, có khả năng xử lý môi trường ao nuôi hoặc trộn vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

2. Vậy mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt nhất?


Nói đến chế phẩm sinh học ScienChain thì không tài nào bỏ qua được các loại thương hiệu đang HOT nhất hiện nay - Dr.Tom. Dr.Tom - Công ty CP Aquamekong là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các loại chế phẩm sinh học, thiết nghiệm xét nghiệm bệnh học nhằm đem đến cho quý bà con giải pháp nuôi tôm an toàn, trúng mùa - trúng giá. Các loại chế phẩm sinh học ScienChain đều được Dr.Tom nhập khẩu 100% chính hãng với giá thành TỐT nhất trên thị trường. 



Chế phẩm sinh học chứa các khuẩn có lợi cho tôm

Quý bà con mua hàng tại Dr.Tom còn nhận được những ưu đãi như sau:
- Sản phẩm chất lượng, giá thành TỐT

- Được chuyên gia Dr.Tom tư vấn về cách sử dụng - quy trình nuôi tôm an toàn cho năng suất cao

- Có thể đặt hàng trực tuyến tại website drtom.vn

- Giao hàng nhanh chóng, tư vấn 24/7

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về câu hỏi mua chế phẩm sinh học ở đâu sẽ giúp quý bà con lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp uy tín nhất. Liên hệ 19002620 để được tư vấn từ chuyên gia.

Read more…

Tìm hiểu đặc điểm sinh học của tôm sú - Loại tôm phổ biến hiện nay

tháng 7 19, 2018 |
Tôm sú là một trong những loại tôm được tiêu dùng phổ biến trên thế giới. Đây là loại tôm đem lại nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy đặc điểm sinh học của tôm sú là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!


Đặc điểm sinh học của tôm sú


Nhìn từ bên ngoài, đặc điểm sinh học của tôm sú bào gồm các bộ phận sau đây:


- Chùy dạng như lưỡi kiềm, cứng và có răng cửa. 


- Phía trên chùy có từ 7 - 8 răng và dưới chùy có 3 răng. 


- Tôm có mũi, khứu rác và râu - đây là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm nuôi.


- 3 cặp chân mày: giúp lấy thức ăn và bơi lội.


- 5 chân ngực: có chức năng lấy thức ăn và di chuyển


- Cặp chân bụng dùng để bơi.


- Đuôi có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa và điều chỉnh bơi lên cao hoặc xuống thấp.


- Bộ phận sinh dục nằm ở phía dưới bụng.



Xem thêm: đặc điểm tôm thẻ chân trắng


Tôm sú là một trong những loại dị hình phái tính nên kích thước con cái thường lớn hơn con đực. Do đó, quý bà con có thể phân biệt con cái và con đực thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.




- Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực. Bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thức 2. Lỗ sinh dục được mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.

- Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên. Hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.

- Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trung ở cuối ống dẫn tinh. thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.

Tôm sú hiện nay được phân bố khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi. 

Hy vọng với những đặc điểm sinh học của tôm sú trên đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm của tôm sú để vận dụng vào quy trình nuôi một cách tốt nhất.

>> Có thể quan tâm: Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt người nuôi nên biết
Read more…

Trứng nước trong ao nuôi tôm

tháng 7 16, 2018 |
Trứng nước trong ao nuôi tôm hay còn gọi là sứa nước là loại động vật nổi, thuộc ngành ruột hoang sống trôi nổi ở dạng ấu trùng. Chúng là động vật ăn thịt nhưng thụ động, thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể. Chúng ăn hết các loài giáp xác. sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con trứng nước khác

Tác hại của trứng nước trong ao nuôi tôm


Trứng nước xuất hiện trong ao nuôi thông qua quá trình cấp nước, mặc dù đã được cấp qua màng lọc nhưng chúng vẫn có thể lọt vào trong ap. khi trứng nở sẽ cạnh tranh với thức ăn của tôm tiết ra chất nhầy. làm giảm khuếch tán Oxy trong nước. Các chất nhầy này còn bám vào thức ăn của tôm làm suy giảm khả năng bắt mồi của tôm. Ngoài ra có một số loài Sứa còn tiết ra các chất độc làm tôm suy yếu hoặc chết hàng loạt.

Hạn chế trứng nước trong ao nuôi tôm


Để hạn chế điều đó xảy ra, người nuôi tôm cần chủ động diệt trứng trong ao nuôi với biện pháp cải tạo ao cũng như diệt tạp thật tốt. Khi lấy nước vào ao chứa, bà con nên lọc nước bằng vải thật dày, cần may hai lớp và để nước được ổn định trong vài ngày. Thời gian để xử lý nước trong ao cấp thích hợp vào buổi sáng 8h và buổi chiều là 16 giờ.

Chạy quạt nước liên tục để kích thích các loại ấu trùng, trứng sứa hay ốc, cá tạp. Rồi bắt đầu xử lý nước cấp trong ao nước chứa với Cholorine. Ngoài ra cũng có thể dùng một số hóa chất tiệp tạp có nguồn gốc rõ ràng và được cho phép.


Trứng nước trong ao nuôi tôm phát triển quá mức

Phương pháp diệt trứng nước trong ao nuôi tôm


Dùng lưới chỉ có màu xanh rêu được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao. Chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm. Chiều dài của lưới tương đương chiều dài của dàn quạt nước. Dùng cây tầm vong nẹp hai đầu, cắm cọc, căng thẳng trước mỗi dàn quạt nước trong ao nuôi. Cắm bằng mép nước cách dàn quạt khoảng 1,5m.

Trên đây là một số kiến thức về trứng nước trong ao nuôi tôm hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bà con những kiến thức bổ ích.

XEM THÊM:



Read more…

Mua chế phẩm EMS - Proof ở đâu??

tháng 7 12, 2018 |
Thời gian gần đây, chế phẩm EMS - Proof là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất với vai trò ức chế Vibrio trong ao nuôi phát triển. Nhiều bà con thắc mắc không biết mua chế phẩm EMS - Proof ở đâu thì uy tín, chất lượng, giá tốt nhất? 

Hiện tại, chế phẩm EMS - Proof được Dr.Tom nhập khẩu trực tiếp từ hãng ScienChain - Đài Loan và phân phối với số lượng lớn trên toàn quốc với nguồn hàng ổn định, kỹ thuật viên am hiểu sản phẩm sẽ tư vấn cho bà con cách sử dụng tốt nhất.

Tìm hiểu khái quát về chế phẩm EMS - Proof cho nuôi tôm

>> Xem thêm: chế phẩm sinh học
EMS - Proof là chế phẩm vi sinh với 3 thành phần chính đó là: Thành phần: Bacillus subtilis…min 109 CFU/g, Bacillus coagulans…min 109 CFU/g, Lactobacillus planetarium… min 109 CFU/g,.. có khả năng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính và phát sáng trên tôm. EMS - Proof được sử dụng từ trại giống cho ao nuôi, pháy huy được tối đa công dụng khi sử dụng kết hợp với các loại chế phẩm vi sinh của ScienChain khác.


EMS - Proof giải pháp ức chế Vibrio trong ao nuôi

Những lý do nên mua chế phẩm sinh học  EMS - Proof  tại Dr.Tom


Dr.Tom là một trong những thương hiệu uy tín chuyên cung cấp chế phẩm sinh học đến ScieChain. Sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu chính hãng và tiếp nhận bởi các chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm vào thực tiễn đem lại kết quả tốt nhất.

Sản phẩm của chúng tôi được bảo quản kỹ lượng, hướng dẫn sử dụng chi tiết ghi trên bào bì. Đặc biệt, đội ngũ kỹ sư rất sẵn lòng đến tận ao nuôi hướng dẫn bà con cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Quý bà con quan tâm đến chế phẩm sinh học EMS - Proof  vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được đặt hàng. Chúc bà con có mùa vụ bội thu.

XEM THÊM:


Read more…

Giải pháp nuôi tôm an toan trong mùa mưa

tháng 7 12, 2018 |
Điều kiện môi trường nuôi tôm hiện nay đặc biệt có kiểm soát, thay đổi đột ngột rất dễ khiến tôm nuôi bị sốc, dễ mắc bệnh. Do đó, bà con cần đặc biệt chú ý để có thể chăm sóc tôm cách phù hợp nhất.

chạy quạt nước cho tôm liên tục khi bón vôi

1. Đối với ao nuôi

Bắt buộc phải có ao lắng bên cạnh ao nuôi, diện tích ao lắng ít nhất bằng một phần ba so với ao nuôi, nếu có điều kiện thì làm ao lắng càng to càng tốt.
Bà con có thể nuôi tôm thay đổi luôn phiên ao theo từng vụ, đảm bảo cung cấp đủ nước cho mỗi ao nuôi
Quy trình xử lý đầu vào của nước đúng kỹ thuật, xử lý qua ao lắng
Xem thêm: nuôi tôm mùa mưa

2. Hệ thống quạt nước đủ công suất

Cần lắp hệ thống quạt nước theo đúng kỹ thuật để mùn hữu cơ trong ao tập trung vào giữa khi chạy quạt, nước được xoáy vào giữa ao. Vận tốc guồng quạt phải đạt tối thiểu 80 vòng/phút. Tăng cường sục oxy đáy ao nếu có thể, lót đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng diện tích ao.

3. Bón vôi trong ao

Độ pH trong ao cần đạt từ 7,5 đến 8,5 khi gặp trời mua độ pH có thể giảm xuống do lượng axit trong nước mưa, điều này có thể gây stress cho tôm. Vì thế bà con cần bón vôi sau khi gặp trời mưa nếu kiểm tra thấy độ pH giảm. Khi bón vôi sẽ có hiện tượng phân tầng nước do đó cần kết hợp với chạy quạt nước. Khi thấy dấu hiệu của cơn mưa cần bón vôi bờ ao để chủ động.

4. Thả tôm với mật độ vừa phải

Mùa mưa cần đặc biệt tránh thả nuôi tôm với mật độ quá dày vì khi mưa nhiều khiến lượng oxy hòa tan trong ao thấp, các yếu tố môi trường ao nuôi dễ biến động

5. Quản lý thức ăn

Cầm giảm lượng thức ăn cho tôm trong mùa mưa, tránh để dư thừa thức ăn vì tôm dễ bị bệnh đóng rong, tảo trong ao phát triển mạnh cũng như pH trong nước thay đổi

Bà con cần thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường khi nuôi tôm mùa mưa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp giúp tôm phát triển.

Xem thêm: Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm
Read more…

Thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm bà con nên biết

tháng 7 09, 2018 |
Thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ nào là hiệu quả nhất? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người nuôi tôm quan tâm, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh phân trắng đang diễn ra bất kiểm soát như hiện nay. 

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú xuất hiện khá phổ biến có thể gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thức ăn, tảo độc, vi bào tử trùng, vi khuẩn Vibrio gây ra,... khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh quý bà con cần tìm đến thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm để khắc phục một cách kịp thời.

Thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm



Bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú

>>Bệnh mềm vỏ ở tôm
Bệnh phân trắng trên tôm cần phải điều trị bằng các loại thuốc trị bệnh phân trắng dưới đây:

- Chế phẩm EMS - Proof

- Chế phẩm Gut-Well

- Chế phẩm Germ - Out

- Chế phẩm HepaNova

Cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm:


- Tiến hành ủ EMS -Proof rồi xử lý 3 ngày liên tục trong lần đầu và tiếp theo thực hiện định kỳ 3 ngày/1 lần

Mỗi ngày cho ăn 3 cữ theo liệu trình:

- Cữ 1: Sử dụng chế phẩm Gut - Well trộn với thức ăn cho ăn 1 lần/ngày

- Cữ 2: Sử dụng chế phẩm Germ - Out trộn với thức ăn cho ăn 1 ngày/1 lần

- Cữ 3: Sử dụng chế phẩm HepaNova trộn với thức ăn cho ăn 1 ngày/1 lần
Chế phẩm sinh học EMS - Proof


Vậy mua các loại thuốc trị bệnh phân trắng ở đâu?


Hiện tại, các loại thuốc trị bệnh phân trắng trên đây được Dr.Tom nhập khẩu trực tiếp và cung cấp với số lượng lớn trên toàn quốc, đặc biệt ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sản phẩm của Dr.Tom đảm bảo về chất lượng, số lượng, giá tốt nhất, đặc biệt khi mua sản phẩm của chúng tôi quý bà con sẽ được hướng dẫn sử dụng chi tiết từ các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm, tốt nghiệp tại các trường đại học thủy sản đảm bảo sẽ đem đến liệu trình trị bệnh phân trắng an toàn và hiệu quả nhất.

Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm chúng tôi khuyến cáo bà con thường xuyên xét nghiệm PCR để phát hiện sớm bệnh tôm một cách tốt nhất. Liên hệ ngay số Hotline 19002620 để được hỗ trợ từ chuyên gia Dr.Tom.

Xem thêm:



Read more…

Vai trò của khoáng trong nuôi tôm

tháng 7 04, 2018 |
Nhu cầu khoáng chất trong tôm thẻ, tôm sú là rất cao, hiện tượng tôm thiếu khoáng sẽ ngăn cản sự lột vỏ, khiến tôm mềm vỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng của tôm nuôi. Do đó, vai trò của khoáng trong nuôi tôm là rất quan trọng. 

Vai trò của khoáng trong nuôi tôm


Các loại khoáng chất thiết yếu được sử dụng trong nuôi tôm

Khoáng có tên gọi tắt cả 1 nhóm các chất cần thiết cho tôm, nếu thiếu khoáng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột xác của tôm. Trên thị trường hiện nay có 2 loại khoán : Khoáng vi lượng (Fe, Cu, Mn, Ni,...) kháng đa lượng (Ca, L, P, Mg,...) Tùy vào mỗi loại khoáng khác nhau mà vai trò của khoáng trong nuôi tôm là khác nhau, cụ thể:

- Fe có vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên tôm, thiếu sắt sẽ làm số lượng tế bào hồng cầu giảm, gan bị vàng

- P như Ca góp phần tham gia vào quá trình đông máu, điều hòa áp suất thẩm thấu, P đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm. Đặc biệt, cả Ca và P đều là 2 thành phần quan trọng góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin

- Các chất khoáng khác như Na, Cl. K có khả năng điều hóa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào. Na có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh cơ, K có vai trò trong quá trình đổi chất, nếu thiếu K + thì tôm sẽ bị yếu, kém ăn, chậm lớn và còi

- Mg là chất xúc tác giúp tôm ăn khỏe, nếu thiếu mg tôm sẽ giảm ăn dẫn đến tỉ lệ chết cao.

- Cu đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên tôm, hình thành lên sắc tố melanin, nếu thiếu Cu tôm sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn.

Bổ sung khoáng cho tôm như thế nào?


Sau khi nắm bắt được vai trò của khoáng trong nuôi tôm thì chắc hẳn bà con đặt ra câu hỏi nên bổ sung khoáng cho tôm nuôi như thế nào là hợp lý?

- Để đảm bảo tôm lột vỏ cứng và tăng trưởng bình thường bà con cần đáp ứng đầy đủ các loại khoáng chất như: Ca 2+, K+, Mg 2+.

- Vào những thời điểm tôm lột xác nên bổ sung lượng khoáng sao cho hợp lý nhất

- Ngoài khoáng, bà con cần bổ sung thêm Vitamin và các loại chế phẩm sinh học có lợi cho tôm phát triển một cách tốt nhất.

Chế phẩm Antidot cho tôm nuôi

Trên đây là những chia sẻ về vai trò của khoáng trong nuôi tôm. Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng của từng loại khoáng vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia. 

Xem thêm:


Read more…

Cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

tháng 7 04, 2018 |
Tảo trong ao nuôi tôm bao gồm các sinh vật tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân và lá. Vậy cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm như thế nào là đúng cách ??? Đây là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.

Tảo phát triển làm nước đậm màu rõ rệt

Tảo phát triển làm nước đậm màu rõ rệt

Biện pháp cắt tảo trong ao nuôi hợp lý

- Thông thường tảo phát triển quá mức là do phospho trong thức ăn tồn tại dưới dạng muối Phyrate mà tôm không thể hấp thu được thì sẽ thải ra môi trường.

- Trong ao nuôi khi tảo phát triển quá mức thì cần kiểm tra ngay độ đệm, nếu hệ đệm tăng lên thì chỉ cần thay nước ao vào ban đêm khoảng 30% nước để giảm tảo. Còn nếu đệm giảm xuống thi chủ đầm tôm cắt tảo trong ao nuôi tôm như sau :

+ Xử lý bằng cách ngâm vôi nung hoặc vỏ sò vào khoảng 2h chiều, đến khoảng 3h sáng ngày hôm sau thì mang tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000m3 nước, xử lý trong 2 ngày liên tiếp để làm giảm lượng tảo trong ao.

+ Dùng vôi giúp kết tủa giảm hàm lượng Phospho trong ao nuôi nhanh chóng nên sau 2 ngày thì sử dụng thì dùng vi sinh để loại bỏ tảo chết, làm sạch nước, tránh gây ảnh hưởng xấu cho tôm.

Lưu ý khi dùng vôi để cắt tảo trong những ao có lót bạt thì trong buổi sáng hôm sau cần phải xiphông ngay để tránh trường hợp vôi bị lắng tụ dưới đáy dễ lên rong nhớt ở đấy ao.

Ổn định tảo với chế phẩm vi sinh

- Chế phẩm sinh học Bac - Up có chứa chủng Lactopacillus là dòng vi khuẩn có thể phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi đột ngột, nên chúng có khả năng cạnh tranh sinh học với tảo, ngăn cản tảo phát triển quá mức.

- Chế phẩm sinh học Bac - Up ngoài khả năng ngăn tảo phát triển còn có khả năng ức chế sự phát triểu của Vibrio và cải thiện điều kiện môi trường nuôi bằng cách giảm nồng độ khí đôc NH3/NO2

Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Bac - Up :

Hình ảnh chế phâm sinh học Bac - Up
Hình ảnh chế phâm sinh học Bac - Up

+ Để đạt được hiệu quả cao thì Bac - Up cần phải được hoạt hóa trước khi sử dụng.

+Điều kiện ủ : Hòa tan 1 gói Bac - Up trong hỗn hợp 100L nước sạch hoặcnước trong ao, ủ từ 24-48 giờ ở nhiệt độ trên 25 độ C trong điều kiện yếm khí cùng với các hỗ hợp chất dinh dưỡng có lợi như : Calcium Carbonate (5g), Urea (100g), bột sữa không béo (200g), Glucose (100g) và Sucrose (100g)

+ Sau khi ủ, tạt đều xuống ao nuôi theo tỷ lệ 1 gói cho 2000 m3, khuyến khích bà con dùng 1 đến 2 lần/tuần nếu nồng độ NH3 quá cao hoặc khi thời tiết thay đổi.



Một điều quan trọng khi sử dụng vi sinh đó là mật độ vi khuẩn có lợi trong sản phẩm, cho nên khi dùng chế phẩm sinh học để diệt tảo bà con cần chọn từ các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng. Khi tảo trong ao nuôi phát triển quá mức cần phải xử lý ngay, cắt tảo bằng vôi và bằng chế phẩm sinh học được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhưng tuy nhiên tảo có thể phát triển trở lại nhanh chóng do ao dư thừa dinh dưỡng.

Để tránh thức ăn bị dư thừa bà con nên quản lý thức ăn cho chặt chẽ, thường xuyên trộn các loại men tiêu hóa, vitamin C cho tôm để kích thích tiêu hóa, tăng đề kháng và hạn chế thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Kết hợp cũng với chế phẩm sinh học để có cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm hợp lý. Để được tư vấn kỹ hơn về các loại vi sinh cắt tảo trong ao nuôi vui lòng liên hệ 19002820/19002620 để được giải đáp từ chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi.

Chúc bà con cắt tảo hiệu quả và có một mùa vụ thắng lợi!
Read more…