Ứng dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản là một trong những cách được người dân sử dụng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh giúp tôm, cá phát triển và đạt năng suất cao nhất. Một số loại thảo dược trong nuôi trồng thủy sản có thể kể đến như: cây cỏ gà, bầu nâu, cây thần thông, họ hoa mõm sói, cỏ mức,.. đây đều là những thần dược được nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.
>> Sử dụng cây chó đẻ trong nuôi tôm hiệu quả
Vậy thảo dược trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng gì?
Hiện nay, do người dân sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh khiến tôm kháng lại các thuốc trị bệnh dẫn đến khó kiểm soát tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm. Chính vì thế, mà người nuôi đang có xu hướng nuôi trồng thủy sản hữu cơ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe mà các hệ thống nuôi trồng thông thường phải đối mặt.
Các loại thảo dược trong nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh bởi lẽ trong chúng có chứa thành phần hoạt tính với chất oxy hóa, có khả năng chống vi khuẩn, chống stress, kích thích tôm tăng trưởng, kích thích sự thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích sinh sản. Những tính chất này liên quan đến các hợp chất trong thực vật như alkaloids (có trong cây xoan), flavonoid, sắc tố, phenolics, terpenoid, steroid và tinh dầu. Việc áp dụng thuốc thảo dược đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm và được báo cáo trong các bài báo thực hành thực địa.
Kết quả nghiên cứu về thảo dược trong nuôi trồng thủy sản
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, thảo dược trong nuôi trồng thủy sản đem đến các công dụng vượt trội:
- Hoạt động kháng khuẩn: Hầu hết các chất chiết xuất từ thảo dược đều có hàm lượng cao có khả năng tương tác với kháng sinh, ví dụ như lá thơm chứa hơn 30 chất kháng khuẩn - làm giàu Artemia nauplii với chiết xuất methanol của Solanum trilobatum, Andrographis paniculata và Psorolea corylifolia và cũng làm giảm lượng Vibrio trong hậu ấu trùng tôm sú.
- Hoạt động kháng virus: Nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng từ lâu như là biện pháp khắc phục tại nhà và một số trong đó có các đặc tính chống virus mạnh. Một số ít được tìm thấy có hoạt tính kháng virus cá khi nuôi cấy mô
- Hoạt động chống nấm: Thảo dược có khả năng chống nấm trên tôm/ cá. Các chiết xuất thực vật thảo mộc ảnh hưởng đến sự phân tác các thành tế bào nấm, làm thay đổi màng thấm tế bào, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và tổng hợp protein cuối cùng là diệt nấm và khống chế thành công các tác nhân gây bệnh.
- Kích thích tôm/cá miễn dịch: Kim et al., (2007) đã chứng minh hoạt động lysozyme cao hơn 80% và hoạt động thực bào bạch cầu cao hơn 66% trong cá bơn (Paralichthys olivaceus) cho ăn có bổ sung các chất chiết xuất từ Nấm thượng hoàng (Phellinus linteus) và Nấm vân chi (Coriolus versicolor).
- Kích thích sự thèm ăn: Thảo dược như một chất khai vị và thúc đẩy tăng trưởng trong các loài thủy sản. Chúng hoạt động như một hương vị ảnh hưởng đến sự thèm ăn như tiết dịch tiêu hóa và lượng thức ăn vào, đồng thời giảm FCR.
Chúng tôi khuyến khích bà con sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản đồng thời kết hợp với vi sinh nhằm ngăn ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét