Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng không gây nguy hiểm như bệnh gan tụy nhưng ảnh hưởng ít nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vậy bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nguyên do đâu, biểu hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới dây nhé!
1. Nguyên nhân của bệnh đen mang trên tôm
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng thường gặp ở các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ dày đặc. Môi trường nuôi bẩn có thể là làm các mảnh vụn bám vào trong mang tôm khiến tôm có màu đen.
Bệnh còn xuất hiện ở các ao có hiện tượng bị đóng rong, các vi sinh vật bám lại như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên bề mặt của cơ thể tôm nuôi. Các sinh vật này có thể tạp điều kiện cho các vật chất hữu cơ và mang tôm chuyển màu đen.
Khi tôm bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen. Chúng ta có thể thấy được các sợi nấm khi soi tươi mang tôm qua kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong môi trường nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Thường thì tôm bị trường thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bị bệnh xảy ra rất khó điều trị.
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều loại ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ thành trên mang của tôm làm nó chuyển sang màu đen.
2. Triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh tôm có các dấu hiệu sau đây:
- Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.
- Tôm nổi đầu do thiếu ôxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
- Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
- Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
=> Cảnh báo: Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác có thể giúp tôm loại bỏ đi các hư hại, làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn.
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng cần phải được ngăn ngừa từ đầu, đừng để bệnh nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi. Liên hệ 19002620 để được tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét