Tình hình nuôi tôm tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam đang có tiến triển phổ biến, bởi lẽ chúng là loài có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất lớn, rất phù hợp với các loại hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tại Việt Nam.
Tinh hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm trên 2 tỉ USD, trong số đó tôm thẻ chân trắng chiếm đến 26%. Đặc biệt vào năm 2011 khi hàng chục ngàn hecta nuôi tôm sú bị dịch bệnh ở vùng ĐBSCL, tôm thẻ chân trắng trở thành loài nuôi chủ lực vì hạn chế được dịch bệnh, năng suất cao gần gấp 10 lần so với tôm sú. Đến hết tháng 7-2011, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thu hoạch là 10.990 ha, sản lượng đạt 62.308 tấn, trong khi diện tích nuôi tôm sú là 208.247 ha, sản lượng chỉ 120.522 tấn.
Trong những năm vừa qua, khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam cũng ghi nhận những thiệt hại rất lớn đối với người nuôi tôm từ năm 2010. Thời gian cao điểm chúng ta thống kê diện tích bị hại do dịch bệnh và do các yếu tố môi trường đã lên đến trăm ngàn ha, nhiều vùng nuôi có thời điểm không thẻ thả giống, ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của người nuôi tôm. Do đó, đây không chỉ là vấn đề của riêng nước nào mà là của tất cả các quốc gia nuôi tôm đều gặp phải. Tỷ lệ thiệt hại tăng dẫn đến tổng chi phí sản xuất, đầu tư tăng theo. Việc phát hiện dịch bệnh, chẩn đoán không kịp thời dẫn đến gia tăng sử dụng thuốc, hóa chất nhưng tỷ lệ thành công rất thấp đã keo theo chi phí tăng như nhận định có khi còn cao hơn cả chi phí sản xuất thông thường. Điều này đã khiến người nuôi tôm thua lỗ, khả năng tái đầu tư phục hồi sản xuất giảm. Do đó, trong sản xuất tôm, việc chủ động phòng chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, ứng dụng khoa học công nghệ và tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng...cũng sẽ góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng lợi nhuận và ổn định sản xuất.
Tiếp đến, năm 2017 là một năm thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ US. Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu luôn duy trì ở mức độ cao, ổn định. Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm tôm vẫn còn cao. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để có thể nói rằng ngành tôm Việt Nam 2017 đã khá thành công
Đánh giá tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam trong năm 2018
Mặc dù phát triển mạnh trong năm 2017 tuy nhiên nguồn tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, tổ chức xuất giống và cung ứng đên người dân vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật. ội ngũ làm công tác quản lý ở nhiều địa phương còn mỏng, do đó việc quản lý vật tư đầu vào, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi đã có kết quả nhưng việc mở rộng và hoàn thiện tổ chức còn chậm so với yêu cầu thực tế. Ngày càng có nhiều hàng ràng kỹ thuật được các nước đưa ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm tôm nước ta. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và diễn biến khó lường...cũng sẽ là những thác thức ảnh hưởng đến sản xuất của ngành năm 2018.
Một khảo sát được côn bố tại Hội ngị Quốc tế tầm nhìn toàn cầu cho lãnh đạo nuôi trồng thủy sản (GOAL 2017) cho rằng những vấn đề về dịch bệnh ở các trang trại tôm đã vượt qua chi phí sản xuất để trở thành thách thức lớn nhất đối với ngành tôm thế giới năm 2017. Theo ông, vấn đề này có đúng với ngành tôm Việt Nam không?
Có thể thấy, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, nhưng cũng là ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro. Những con số thống kê tình hình thiệt hại về dịch bệnh của các nước xảy ra trong và ngoài nước như: Dịch bệnh đốm trắng (WSD), đầu vàng (YHD), bệnh còi (EHP)...và những năm gần đây là bệnh hoại tử gan tụy (EMS/AHPND) đã ghi nhận những thiệt hại to lớn với nhiều quốc gia. Sản lượng tôm của nhiều quốc gia đã giảm quá nửa và quá trình phục hồi rất chậm.
Để hạn chế dịch bệnh quý bà con nên thực hiện nuôi tôm an toàn sinh học kết hợp với vi sinh trong suốt quá trình nuôi giúp tôm sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét