Bệnh phát sáng ở tôm xuất hiện quanh năm trên cả tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh,.. Bệnh có thể xảy ta ở tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Nắm vững các đặc điểm bệnh phát sáng sẽ giúp quý bà con phòng ngừa bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Dấu hiệu của bệnh phát sáng ở tôm
Tôm bị bệnh phát sáng có các dấu hiệu như sau:
- Tôm yếu ăn, bơi không định hướng, tấp mé bờ và phản ứng hơi chập chạp.
- Mang tôm, thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt có màu đục màu. Gan bị viêm và teo nhỏ lại, gây mất chức năng tiêu hóa cho tôm nuôi.
- Tôm ăn giảm lại, không có thức ăn và phân trong ruột, trong nhá ít phân.
- Đầu và thân tôm phát sáng màu trắng hoặc xanh lục trong bóng tối.
- Quan sát tôm bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ và máu tôm.
- Xuất hiện đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm nuôi.
- Bệnh phát sáng trên tôm khiến tôm chết đáy rải rác tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, thậm chí chết hàng loạt.
- Nếu tôm ấu trùng bị nhiễm bệnh sẽ có màu trắng đục, nhiễm bệnh nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.
Bệnh phát sáng ở tôm có thể do các nguyên nhân sau:
- Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio
- Là vi khuẩn gram âm G, phát triển nhanh ở độ mặn 10-40ppt (mạnh nhất ở độ mặn 20-30 ppt).
- Các vi khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
- Bệnh có thể nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao thịt. Trong sản xuất giống, mầm bệnh được lây lan chủ yếu bằng đường ruột từ tôm mẹ sang ấu trùng trong giai đoạn sinh sản.
Nắm được các đặc điểm của bệnh phát sáng ở tôm sẽ giúp người nuôi dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc quý bà con nuôi tôm đạt năng suất cao.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét