Bệnh gan tụy ở tôm hay còn gọi là hội chứng chết sớm đã và đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quý bà con đưa ra biện pháp phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Vậy nguyên nhân bệnh gan tụy ở tôm là gì?
Thông thường, bệnh gan tụy ở tôm do nhiều nguyên nhân gây ra, các yếu tố tác động xấu đến môi trường và tạo điều kiện cho việc bùng phát như dinh dưỡng và quản lý thức ăn, an toàn sinh học, sức khỏe tôm và đặc biệt là quản lý quần thể vi sinh vật trong ao nuôi dẫn đến sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio, trong đó tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra.
Đây là dòng vi khuẩn vô cùng nguy hiểm và xuất hiện khá nhiều trong các ao nuôi tôm. Do đó, các phương pháp xét nghiệm thông thường sẽ rất khó có thể phát hiện được loại vi khuẩn gây bệnh này. Chúng có khả năng phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm.
Bệnh gan tụy ở tôm thường xuất hiện trong giai đoạn từ 07 - 35 ngày thả nuôi, tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 - 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn vào mùa nắng.
Các dấu hiệu của bệnh gan tụy ở tôm
Bệnh gan tụy ở tôm với các dấu hiệu mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy được
- Tôm bơi lờ đờ, bơi tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôi bị rớt đáy rất nhanh
- Tôm nổi đầu, bơi tấp mé bờ
- Gan tụy bị sưng nhũn, nhạt màu, hoặc teo gan, sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn
- Vỏ tôm mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, thường sẽ kèm theo đục cơ
Bệnh gan tụy ở tôm cực kỳ nguy hiểm, do đó chúng tôi khuyến cáo bà con nên xét nghiệm PCR để chẩn đoán bệnh chính xác nhất cùng với đó là sử dụng đĩa thạch kết hợp với vi sinh để quản lý môi trường ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Liên hệ ngay 19002620 để được hỗ trợ từ chuyên gia.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét