Với cách dùng tỏi trong ao nuôi tôm dưới đây sẽ giúp quý bà con phòng trị các bệnh đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy,... một cách an toàn và hiệu quả nhất đồng thời giúp sinh trưởng khỏe mạnh cho năng suất cao.
Khả năng kháng bệnh khi dùng tỏi cho tôm
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có nhiều công dụng trị bệnh trên cả người và động vật trên cạn, động vật dưới nước. Dịch chiết tỏi ức chế một số loại nguyên sinh động vật, giảm nhiễm ký sinh trùng với mức độ ảnh hưởng đến môi trường là thấp nhất.
Cách dùng tỏi trong ao nuôi tôm có nhiều công dụng trong trị bệnh cho người và động vật trên cạn, động vật dưới nước. Bổ sung tỏi vào thức ăn sẽ kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bài. Việc bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản có thể giúp tăng số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu trong máu.
=> Như vậy, chúng ta có thể dùng tỏi thay thế hoàn toàn kháng sinh trong nuôi tôm
Cách dùng tỏi trong ao nuôi tôm
Hiện nay, khi điều kiện khí hậu thay đổi thất thường cùng với đó là người dân sử dụng quá nhiều chất kích thích khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Do đó, các nhà khoa học đã phát triển và ứng dụng tỏi trong nuôi tôm để phòng bệnh một cách hữu hiệu.
Tỏi khi nghiền nát sẽ sinh ra Allicon sau đó trộn với thức ăn và dùng theo liều lượng 3 - 5g tỏi/kg thức ăn. Chất Allicon có tác dụng phụ là tôm rối loạn tiêu hóa vì vậy không nên sử dụng khi tôm bị đói, bên bổ sung vào bữa ăn cuối trong ngày.
Tỏi có bản chất là kháng sinh. Vì vậy, ngoài việc trị các vi khuẩn gây bệnh, nó còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Để khắc phục điều này, chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn sống có lợi để tăng cường sức khỏe cho tôm cá tốt hơn.
Hy vọng, với cách dùng tỏi trong ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức nuôi tôm bổ ích. Chúc bà con có một mùa vụ thành công.
> Quy trình nuôi tôm sú quảng canh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét