Tôm bị bệnh phát sáng không gây nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tụy cấp nhưng ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, thậm chí còn gây chết nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả. Vậy tôm bị bệnh phát sáng nguyên nhân, biểu hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện khi tôm bị bệnh phát sáng
Tôm bị bệnh phát sáng từ giai đoạn giống nhưng nhiều người nuôi không kiểm tra hoặc có thể do lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm. Khi bị nhiễm bệnh, tôm thường có đặc điểm chung là bơi lội không định hướng, phản xạ chậm, và khả năng bắt mồi giảm và một số con bơi dạt vào bở.
Khi quan sát thấy vỏ tôm có màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng, trong bóng tối thường phát ra ánh sáng màu xanh.
Tôm bị bệnh phát sáng thường do một số nguyên nhân như (nhiệt độ, độ mặn, pH, sự tích tụ các chất hữu cơ dưới ao nuôi) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, mức độ lây lan và mức độ cảm nhiễm của loại vi khuẩn này.
Vbrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm thường sống dưới nước, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản nhanh bằng cách phân chia tế bào. Chúng có thể sống ở môi trường có độ mặn 0 -4/1000, phát triển tốt ở những môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và ôxy hòa tan thấp. Khi xâm nhập cơ thể tôm, vi khuẩn tấn công tế bào gan, làm cho gan bị viêm, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá, tôm suy yếu và chết dần.
Vậy phòng trị bệnh phát sáng trên tôm như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh phát sáng trên tôm, bà con nên thực hiện tổng hợp các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh trên tôm
- Sử dụng đĩa thạch để đếm số khuẩn trong ao nuôi
- Điều chỉnh độ pH, độ mặn,.. về mức ổn định
- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong nuôi tôm để ổn định môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng, đồng thời kìm hãm vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm xin vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét