Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến, xuất hiện ở cả tôm thẻ và tôm sú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của vụ nuôi nếu không có giải pháp phòng trị hiệu quả. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con nguyên nhân, và cách phòng trị bệnh đường ruột trên tôm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm
Bệnh đường ruột ở tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu là do thức ăn, do tảo độc, do ký sinh trùng trong đường ruột và do vi khuẩn Vibrio gây ra.
Đặc biệt, khi môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, Virus phát triển xâm nhập vào cơ thể tôm gây ra các bệnh phân trắng , phân đứt khúc viêm đường ruột,...
Cách phòng trị bệnh đường ruột ở tôm
Để phòng chống bệnh đường ruột trên tôm, bà con nên thực hiện theo các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau đây:
- Chọn và sử dụng các loại thức ăn rõ nguồn gốc, chất lượng cao, bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thường xuyên theo dõi thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Trộn men tiêu hóa, Vitamin C vào khẩu phần thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh, ổn định hệ tiêu hóa, giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
- Định kỳ kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong nước, đảm bảo > 4ppm, tốt nhất là 5ppm sẽ giúp tôm ăn khỏe, lớn nhanh, sức đề kháng tốt trước mầm bệnh.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm tự nhiên để làm sạch môi trường ao nuôi, giảm nồng độ khí độc, từ đó hạn chế được các loài vi khuẩn, tảo độc, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm.
Có thể nói, bệnh đường ruột ở tôm đang trở nên rất phổ biến, vì thể cần nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời quản lý tốt từ thức ăn đến môi trường ao nuôi, đảm bảo tạo môi trường sống sạch giúp tôm ít bệnh, áp dụng quy trình nuôi tôm sạch theo công nghệ sinh học để giảm rủi ro khi sản xuất.
Xem thêm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét