Bệnh phát sáng trên tôm xuất hiện trên cả tôm thẻ và tôm sú,.. bệnh xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến khi trưởng thành. Bệnh phát triển nhanh trong môi trường nước giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao. Với các dấu hiệu của bệnh phát sáng trên tôm dưới đây sẽ giúp người nuôi nhận biết nhanh chóng và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
>> Tìm hiểu tổng quan về các loại tảo trong ao nuôi tôm
Dấu hiệu nhận biết bệnh phát sáng trên tôm
Bệnh phát sáng trên tôm với các dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được, khi bị bệnh tôm có các dấu hiệu như:
Dấu hiệu khi tôm bị bệnh phát sáng
- Tôm yếu, bơi không định hướng, bơi tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp
- Mang và thân tôm xuất hiện màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan tôm viêm và teo nhỏ mất đi chức năng tiêu hóa.
- Tôm giảm ăn, không có thực ăn trong ruột
- Quan sát qua kính hiển vi thì thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ và máu tôm.
- Tôm chậm lớn, xuất hiện rong trên vỏ
- Tôm chết rải rác tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt.
- Tôm ấu trùng khi bị nhiễm bệnh có màu trắng đục, nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.
Vậy phòng bệnh phát sáng trên tôm như thế nào?
Nguyên nhân chính gây bệnh phát sáng trên tôm là do vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: chủ yếu và gây nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi. Các vi khuẩn này có enzyme Luciferase gây ra sự phát sáng. Bệnh có thê rnhiễm từ trại giống, ao ương sang ao thịt, do đó người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
1. Trại giống
- Vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương.
- Thường xuyên sát trùng dụng cụ.
- Xử lý nguồn nước bằng chlorine.
- Xử lý trứng artemia bằng chlorine.
2. Tôm giống
- Chọn tôm bố mẹ khỏe, sạch bệnh.
- Kiểm tra bằng PCR.
- Kiểm tra sự căng thẳng và sức khỏe của giống, loại tôm yếu bằng formol.
- Thả nuôi với mật độ thả phù hợp.
3. Phòng bệnh
- Định kỳ sử dụng phương pháp PCR nhằm chẩn đoán, phát hiện bệnh trên tôm nuôi
- Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh các yếu tố môi trường về mức ổn định như độ pH, độ kiềm, hàm lượng oxy,...
- Ủ men vi sinh Bac - UP, Bottom - Up tạt xuống ao nuôi theo liều lượng quy định của nhà sản xuất để ổn định màu nước, loại bỏ độc tố cho môi trường ao nuôi.
- Trộn men vi sinh vào khẩu phần thức ăn cho ao nuôi giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMS - Proof tạt xuống ao nuôi nhằm ngăn chặn sự phát triển Vibrio.
Chế phẩm sinh học EMS - Proof
Bệnh phát sáng trên tôm không gây nguy hiểm như bệnh gan tụy nhưng có thể gây chết 40 - 80% ao nuôi gây thiệt hại nặng nề đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Do đó, quý bà con cần nhận biết và phòng ngừa bệnh một cách sớm nhất. Liên hệ 19002620 để được tư vấn từ chuyên gia.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét