Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt cơ bản giống với việc nuôi tôm sú nước mặn và nước lợ. Tuy nhiên, có nên nuôi tôm sú nước ngọt hay không? Đây là câu hỏi mà đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Vậy nuôi tôm sú nước ngọt, được hay không?
Về nguyên tắc thì nuôi tôm sú nước ngọt là được, nhưng chuyên gia khuyến cáo không nên mạo hiểm. Bởi lẽ, nuôi tôm nước ngọt thường ở vùng gần đê ngăn mặn, nên việc thay nước là rất khó. Mặt khác, nước ngọt hầu như không luân chuyển. Do đó, việc nuôi tôm sú nước ngọt cần phải làm hệ thống thủy lợi khép kín, nuôi ở vùng nước ngọt hoàn toàn, vùng cù lao không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thủy lợi, không dùng cống để ngăn mặn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Viện phó Viện Hải sản trường ĐH Cần Thơ:
Đứng về nguyên tắc được, nhưng về xã hội, về tính bền vững thì cần phải xem lại. Nếu cứ để dân tự phát, nuôi đại trà giống như tôm sú nước lợ, mặn đến khi tôm chết thiệt hại có khi còn cao hơn. Tại Thái Lan, mô hình nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Chỉ riêng quá trình thuần hoá để tôm sú thích nghi dần với môi trường nước ngọt đã mất cả tháng.
Viện Hải sản trường ĐH Cần Thơ đang nghiên cứu về mô hình này, chúng tôi mới nuôi vài tuần. Khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ đề đạt sau. Theo tôi, tính hiệu quả cuả nuôi tôm sú nuớc ngọt khó có thể cao hơn nuôi tôm sú nước lợ, nước mặn.
Vậy kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt như thế nào?
Về kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt cơ bản giống với việc nuôi tôm sú nước lợ về mật độ thả, tỷ lệ sống, năng suất nhưng giá thành thường thấp hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bờ biển của Việt Na, rất dài, chưa sử dụng hết diện tích tự nhiên để nuôi tôm nước lợ nước mặn nên đừng nghĩ đến việc nuôi tôm sú nước ngọt (sẽ gặp rủi ro lớn).
Việc nuôi tôm sú nước ngọt ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái ở mức độ chưa ai nói được, dù cho nuôi nước ngọt nhưng cũng phải sử dụng mộ ít nước mặn. Để bảo vệ môi trường sinh thá trong nuôi thủ sản, hạn chế hóa chất sử dụng trong ao nuôi tôm, thay thế bằng những hóa chất có độ độc thấp, mau phân hủy và nên tuyên truyền, sử dụng nhiều các chế phẩm sinh học, công nghệ mới của các nước trên thế giới.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt trên đây sẽ giúp quý bà con áp dụng vào thực tiễn trong nuôi tôm an toàn và hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét