Điều kiện môi trường nuôi tôm hiện nay đặc biệt có kiểm soát, thay đổi đột ngột rất dễ khiến tôm nuôi bị sốc, dễ mắc bệnh. Do đó, bà con cần đặc biệt chú ý để có thể chăm sóc tôm cách phù hợp nhất.
1. Đối với ao nuôi
Bắt buộc phải có ao lắng bên cạnh ao nuôi, diện tích ao lắng ít nhất bằng một phần ba so với ao nuôi, nếu có điều kiện thì làm ao lắng càng to càng tốt.
Bà con có thể nuôi tôm thay đổi luôn phiên ao theo từng vụ, đảm bảo cung cấp đủ nước cho mỗi ao nuôi
Quy trình xử lý đầu vào của nước đúng kỹ thuật, xử lý qua ao lắng
Xem thêm:
nuôi tôm mùa mưa
2. Hệ thống quạt nước đủ công suất
Cần lắp hệ thống quạt nước theo đúng kỹ thuật để mùn hữu cơ trong ao tập trung vào giữa khi chạy quạt, nước được xoáy vào giữa ao. Vận tốc guồng quạt phải đạt tối thiểu 80 vòng/phút. Tăng cường sục oxy đáy ao nếu có thể, lót đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng diện tích ao.
3. Bón vôi trong ao
Độ pH trong ao cần đạt từ 7,5 đến 8,5 khi gặp trời mua độ pH có thể giảm xuống do lượng axit trong nước mưa, điều này có thể gây stress cho tôm. Vì thế bà con cần
bón vôi sau khi gặp trời mưa nếu kiểm tra thấy độ pH giảm. Khi bón vôi sẽ có hiện tượng phân tầng nước do đó cần kết hợp với chạy quạt nước. Khi thấy dấu hiệu của cơn mưa cần bón vôi bờ ao để chủ động.
4. Thả tôm với mật độ vừa phải
Mùa mưa cần đặc biệt tránh thả nuôi tôm với mật độ quá dày vì khi mưa nhiều khiến lượng oxy hòa tan trong ao thấp, các yếu tố môi trường ao nuôi dễ biến động
5. Quản lý thức ăn
Cầm giảm lượng thức ăn cho tôm trong mùa mưa, tránh để dư thừa thức ăn vì tôm dễ bị bệnh đóng rong, tảo trong ao phát triển mạnh cũng như pH trong nước thay đổi
Bà con cần thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường khi nuôi tôm mùa mưa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp giúp tôm phát triển.
Xem thêm:
Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét