Trong thời gian 2-3 tháng trở lại đây, người nuôi tôm ở Nam Định phát hiện hiện tượng tôm chết sau khi lột vỏ. Tuy tôm không chết đồng loạt nhưng cũng mang lại những thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi tôm thẻ, tôm sú. Dưới đây là thông tin về
chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Việc kiểm soát tốt chi kỳ lột xác của tôm sẽ giúp bà con giàm thiểu tối đa hiện tượng tôm chết.
Tôm thuộc họ giáp xác với lớp vỏ kitin, tôm muốn phát triển, tăng về kích thước cũng như trọng lượng thì phải trải qua quá trình lột xác theo chu kỳ, giảm dần khi tôm còn nhỏ đến trưởng thành. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chất lượng môi trường, hàm lượng dinh dưỡng, lượng oxy hòa tan.
Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, tôm sú là khoảng thời gian giữa 2 lần lột xác liên tiếp, chu kỳ này đặc trưng bởi từng loài cũng như các giai đoạn phát triển của tôm. Tôm nhỏ lột xác với chu kỳ ngắn hơn so với tôm lớn.
Để tôm phát triển, chúng phải loại bỏ lớp vỏ kitin cũ và thay vào đó hình thành lớp vỏ mới lớn hơn. Thời gian để tôm lột vỏ chỉ mất khoảng từ 5-7 phút, vần vỏ đầu ngực và bụng sẽ bị tách ra. Lớp vỏ mới sẽ cứng sau khoảng từ 1-2h với tôm nhỏ và từ 1-2 ngày với tôm lớn.
>>>
Tìm hiểu đặc điểm sinh học của tôm sú - Loại tôm phổ biến hiện nay
Các yếu tố môi trường như ảnh sáng, nhiệt độ, độ mặn , dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm.
Khi tôm phát triển đến một kích thước và trọng lượng nhất đinh, chúng phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Tôm thường lột xác vào ban đêm. Lột xác gắng liền với tăng trọng lượng nhưng ở một số trường hợp do thiếu chất dinh dưỡng tôm không thể tăng được cũng như khó cứng vỏ sau khi lột.
Nếu phát hiện tôm khó lột xác, bà con có thể tiến hành thay nước, điều này sẽ kích thích tôm. Không nên vì quá nóng vội mà sử dụng các loại hóa chất kích thích tôm lột vỏ bởi với lớp vỏ mới sau khi lột tôm sẽ rất dễ bị chết, chỉ cần nhắc áp dụng khi phát hiện tôm không lột xác được do bệnh đóng rong.
Xem thêm:
>>>
Chế phẩm sinh học là gì? Các loại chế phẩm phổ biến hiện nay
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét