Các loại tảo độc trong ao tôm phát triển quá mức trong ao sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nên bà con cần phải có biện pháp xử lý triệt để giải quyết. Vậy tảo độc là gì và cách xử lý thế nào. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.
Tảo là các sinh vật tự dưỡng gồm một hay nhiều tế bào và luôn đầy đủ các bộ phận như chất diệt lục, rễ, lá, cành. Chúng có khả năng quang hợp nhờ ánh sáng và khí CO2.
Tảo độc là gì và ảnh hưởng thế nào đến tôm nuôi
Tảo độc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi có thể kể đến như: tảo đỏ, tảo giáp, tảo xanh, tảo lam. Các loại tảo này có thể tiết ra lượng độc tố gây hại cho tôm, làm ô nhiễm nguồn nước cũng như làm tôm giảm sức đề kháng trước các loại dịch bệnh
Gồm những loại tảo nào?
1. Tảo lam
Quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy khi tảo lam phát triển quá mức. Nước trong ao chuyển màu xanh lam, xanh ngọc nổi váng dày trên mặt nước. Với những ngày trời oi nóng tảo làm thưởng nổi thành đám, dạt cuối ao. Với việc tảo lam phát triển quá mức, tôm trong ao rất dễ bị mắc bệnh về đường ruột, đóng rong nhờn trên tôm. Bên cạnh đó nguồn nước ao cũng sẽ bị ô nhiễm, cản trở sự hấp thụ của tôm.
2. Tảo giáp
Khi tôm ăn phải tảo giáp, hệ thống tiêu hóa của tôm sẽ gặp vấn đề. Tôm bị khó tiêu, đứt ruột, tôm bị thiếu oxy nên sẽ hay nổi đầu vào ban đêm. Tảo giáp cũng là nguyên nhân khiến tôm bị bệnh phát sáng. Phát hiện tảo giáp có thể dùng kính hiển vi hoặc quan sát bằng mắt thường. Nước ao xuất hiện mày nâu ố, độ pH trong ao chênh lệch lớn giữa ngày và đêm.
Vì đâu mà tảo độc xuất hiện trong ao?
Nguyên nhân chính để tảo có cơ hội phát triển đó là lượng dư thừa chất hữu cơ trong ao từ nguồn thức ăn thừa của tôm:
- Quản lý thức ăn kém làm thức ăn thừa tích tụ dưới phần đáy ao
- Chất thải của tôm trong cả mùa vụ
- Nền đáy ao không được xử lý, cải tạo kỹ
- Thời tiết thay đổi thất thường, khó kiểm soát
Trên đây là cách nhận biết các loại tảo độc trong ao nuôi tôm, hy vọng đã giúp bà con nhận biết dễ dàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét