Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, vấn đề khí độc NO2 luôn là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người nuôi tôm. Do đó, nắm được phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi loại bỏ khí độc một cách an toàn và hiệu quả.
>> Có thể bà con quan tâm: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp
Tìm hiểu khái quát khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Khí NO2 trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc do NO2 đã tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp. Mặt khác, nguồn gốc của khí độc NO2 cũng có thể bắt nguồn từ quá trình bài tiết của tôm nuôi.
Ao nuôi bị nhiễm khí độc NO2 quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm nuôi'
Không gây ảnh hưởng lớn cho tôm nhưng khi hàm lượng khí độc NO2 tăng cao kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Ngoài ra, khí độc NO2 còn đem đến một số tác hại khác như:
- Tôm lột xác không cứng vỏ
- Tôm chậm lớn
- Tôm bị tổn thương mang và phù thủng cơ
Hàm lượng Nitrit trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Ngoài ra, không thể nuôi tôm về kích thước lớn. Vậy phương pháp xử lý khí NO2 như thế nào là hiệu quả nhất
Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm
Để có thể ứng phó kịp thời khi ao nuôi bị nhiễm khí độc NO2 chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp xử lý khí NO2 như sau:
1. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi
Bà con có thể sử dụng vi sinh để xử ký đáy ao nuôi tôm (Tham khảo vi sinh Bac - Up và Bottom - Up) Đây là giải pháp hiệu quả, an toàn với tôm nuôi và đã được sử dụng thành công tại các vụ nuôi ở ĐBSCL.'
Chế phẩm sinh học Bac -Up
2. Thay nước định kỳ cho ao nuôi tôm.
Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ giúp xử lú khí NO2 trước khi tái cấp cho ao nuôi. Tại ao lắng, xử lý nước bằng oxy già 5 - 10ppm. Oxy già sẽ cung cấp oxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ.
Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn vì rất tốn chi phí.
3. Xử lý ao nuôi
Có thể xử lý CaCl2 lượng 20 - 30 kg/1.000 mét khối định kỳ 2 - 3 ngày nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho tôm. Khi thấy tôm có dấu hiệu ngộ độc NO2, có thể dùng oxy viên 1 - 2 kh/1.000 mét khối đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày.
Trên đây là phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo một số loại chế phẩm của chúng tôi để ổn động hàm lượng khí độc trong ao một cách tốt nhất. Liên hệ số Hotline 19002620.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét