Các loại tảo trong ao nuôi tôm có những loại tảo có lợi nhưng cũng có những loại tảo gây hại đến sự phát triển của tôm nuôi. Nắm được các đặc điểm của tảo trong ao nuôi dưới đây sẽ giúp người nuôi quản lý môi trường ao nuôi một cách tốt nhất giúp tôm sinh trưởng và phát triển đều.
Các loại tảo trong ao nuôi tôm bà con cần lưu ý:
1. Tảo lam
Các loại tảo trong ao nuôi tôm thì tảo lam là những loại tảo độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Phần lớn chúng tồn tại dưới dạng sợi có hình chuỗi hạt đơn phân nhánh.
Đa số tế bào tảo lam dạng sợi gây hiện tượng nở hoa trong nước. Trong ao nuôi tôm, khi mà hàm lượng muối dinh dưỡng cao sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển một cách tốt nhất.
Khi tảo lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm tôm có mùi hôi đồng thời là nhóm thải ra chất nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm.
Mặc dù đây là loại tảo nguy hiểm nhưng chúng có sức sống rất tốt, có chu kỳ phát triển dài, đa số tảo lam phân bố trong nước ngọt, một phần trong nước lợ. Chúng phát triển mạnh mẽ vào tháng 5.
2. Tảo mắt
Tảo mắt cũng là một trong những các loại tảo trong ao nuôi tôm phổ biến, chúng thường xuất hiện trong những ao nuôi có nhiều chất hữu cơ. Chúng phân bố chủ yếu ở nước ngọt và một số ít ở nước lợ mặn. Sự xuất hiện của tảo mắt trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao bị bẩn, khi tảo phát triển quá cao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp sẽ có màu đen.
3. Tảo giáp
Tảo giáp là những loại tảo sống chủ yếu ở vùng nước mặn, khoảng 10% sống trong môi trường nước ngọt. Chúng chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi, hình roi,..
Khi tảo giáp phát triển ở mật độ cao sẽ khiến nước có màu nâu đỏ đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu. Thời điểm mà nắng gắt chúng tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm.
Với những chia sẻ trên đây về các loại tảo trong ao nuôi tôm sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức, vận dụng vào quản lý tảo trong ao nuôi một cách tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét