Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng lan sang các nước Châu Mỹ, Châu Á gây thiệt hại cho người nuôi tôm tại Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho quý bà con nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị bệnh taura một cách an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng nguyên nhân chủ yếu là do Virus Taura gây lên. Đây là loại virus có dạng hình cầu 20 mặt, kích thước khoảng 31 - 32 nm. Bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 14 - 45 ngày tuổi, Bệnh cũng có thể nhiễm trên các tôm thương phẩm.
2. Biểu hiện của bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu cụ thể như sau:
- Tôm yếu, èo ruột, vỏ mềm, ruột không có thức ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước.
- Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang đuôi có dấu hiệu bị sưng.
- Thân tôm có màu đỏ nhạt, hồng xám, nếu dùng kính hiển vi quan sát sẽ thấy đuôi và chân của tôm có dấu hiệu hoại tử.
- Khi bị bệnh, nếu tôm sống và có thể lột vỏ được chúng có thể sinh trưởng bình thường.
- Trong trường hợp tôm bị nhiễm TSV giai đoạn mãn tính thì không có dấu hiệu bên ngoài, các mô bệnh chỉ có trong tổ chức lympho của tế bào.
3. Cách phòng trị bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng có
thể gây chết hàng loạt, thậm chí chết 100% ao nuôi nếu không phát hiện sớm. Do đó, quý bà con cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp để hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả nhất, cụ thể:
- Lựa chọn tôm giống hoàn hảo không bị nhiễm bệnh.
- Lựa chọn thức ăn bởi nhà sản xuất uy tín trên thị trường, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.
- Thường xuyên kiểm tra và giữ nồng độ của các yếu tố môi trường như độ pH, độ mặn, hàm lượng oxy ở mức ổn định.
- Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh cho ao nuôi, có thể tham khảo các sản phẩm của hãng
ScienChain - Đài Loan.
- Sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh trên tôm nuôi.
Với những chia sẻ về bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con hiểu hơn về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh từ đó đưa ra được cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng
19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
>> Xem thêm nhiều bài viết:
>
Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ
>
Bệnh đốm trắng trên tôm sú
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét