Ngành nuôi tôm công nghiệp trên thế giới phải học cách đối phó với
bệnh hoại tử gan tụy trên tôm vì bệnh này sẽ không bao giờ chấm dứt. Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng xuất hiện chủ yếu vào giao đoạn tôm 30 - 40 ngày tuổi Bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam và một số nước châu Á.
Dấu hiệu của bệnh hoại tử gan tụy
Gan tụy là cơ quan trọng yếu liên quan dến quá trình tiêu hóa thức ăn hấp thụ và dự trù dinh dưỡng của tôm. Nhưng vì vi khuẩn gây bệnh EMS luôn hiện diện trong môi trường và có thể hình thành dịch bệnh bất cứ lúc nào
Tổ chức gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính làm thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế bào có nguồn gốc từ mô phôi . Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng.
Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn và bị viêm nhẹ. Đến giai đoạn cuối của hội chứng hoại từ gan tụy cấp tính có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.
Tác nhân chính gây bệnh được xác định do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố rủi ro khác có liên quan gây AHPND bùng phát như mật độ thả quá dày, độ muối cao, pH cao, chuẩn bị ao nuôi chưa đúng kỹ thuật. Cùng đó, trong các ao nuôi sử dụng quá nhiều phân bón, đường mía để gây màu nước trước khi nuôi đã kích thích tăng trưởng độc lực của Vibrio parahaemolyticus.
Giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra người nuôi tôm cần có biện pháp nuôi tôm an toàn từng bước một mới có phòng bệnh tổng hợp đối với bệnh hoại tử gan tụy trên tôm như sau:
Cải tạo ao : Ao nên được vét bùn, rửa sạch và phơi ao trên 15 ngày nắng, dối với những ao đã bị dịch hoặc nằm trong khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao nên phun khử trùng khu vực nuôi tôm bằng dung dịch khử trùng. Các vật dụng nuôi tôm như phao, cánh quạt, xô, chậu cũng phải được ngâm trong dung dịch này trong 2-4h, sau đó được rửa sạch bằng nước ngọt và phơi khô.
Xử lý nước đối với những ao lấy nước qua kênh mương : Nước nên được lắng, lọc để loại bỏ các độc hại và các chất hữu cơ lơ lửng. Vì đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho ao nuôi tôm, nước nên được khử trùng trước khi cấp vào ao nuôi ít nhất là 60 ngày.
Chọn giống nuôi tôm nên làm xét nghiệm tôm giống tại các phòng xét nghiệm có uy tín để tìm được tôm giống sạch, hạn chết các bệnh về gan tụy, đốm trắng trên tôm. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh rất nhiều trong quá trình nuôi tôm
Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh: Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần được bảo quản tốt, tránh mốc, vón và nhiễm khuẩn. Bởi nấm mốc trong thức ăn tổng hợp hay trong nguyên liệu để sản xuất thức ăn tổng hợp có thể sinh ra trong thức ăn một loại độc tố gây hoại tử gan nghiêm trọng ở động vật thủy sản nuôi nói chung và tôm nuôi nói riêng.
Có thể làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng cách quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định, bổ sung một số sản phẩm như vitamin C, A, E, để tôm được tăng sức đề kháng
Ngăn chặn sự có mặt của các nhân tố gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật có trong nước của bể ấp và ao nuôi. Có thể dùng EDTA để tạo phức kết tủa và tách các ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước cần sử dụng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét