Bệnh đường ruột trên tôm là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay với các biểu hiện như bệnh phân trắng, phân đứt khúc, viêm đường ruột,...nếu không tìm ra nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được các nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh đường ruột trên tôm
Bệnh đường ruột trên tôm do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như sau:
- Do chất lượng thức ăn: Thức ăn không được đảm bảo chất lượng, thức ăn bị ẩm mốc do không bảo quản đúng cách, tôm ăn phải các loại thức ăn dễ bị nhiễm bệnh đường ruột.
- Do tảo độc trong ao nuôi tôm: Thông thường, trong ao nuôi tôm tồn tại nhiều loại tảo độc khác nhau, điển hình như các loại tảo lam, loại tảo này sẽ khiến tôm không thể tiêu hóa được khi ăn phải.
- Do ký sinh trùng trong đường ruột tôm nuôi: Các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột cũng là 1
nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm thẻ, tôm sú.
- Do vi khuẩn Vibrio: Vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm - 1 trong những bệnh đường ruột phổ biến mà tôm gặp phải. Khi Vibrio phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến tôm bị bệnh.
Vậy cách phòng trị bệnh đường ruột ở tôm như thế nào?
Bệnh đường ruột trên tôm nếu mới bị nhẹ với các dấu hiệu mờ khúc ruột cuối, chưa đứt khúc, tôm chưa rớt đây thì tiến hành trộn vôi tôi vào thức ăn cho tôm nuôi. Đồng thời cải thiện môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học ngăn chặn các loại vi khuẩn và virus phát triển.
Trong trường hợp tôm đã bị nhiễm bệnh nặng thì bà con nên tiến hành thu hoạch. Nghiêm cấm không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ngoài ra quý bà con cần lưu ý:
- Thường xuyên kiểm tra thức ăn cho tôm nuôi (đảm bảo chất lượng, không nấm mốc)
- Tiến hành diệt các loại tảo độc trong ao nuôi bằng các loại vi sinh xử lý đáy ao.
- Trộn men vi sinh và Vitamin C vào khẩu phần thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi
- Định kỳ sử dụng phương pháp PCR để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh trên tôm nuôi.
Hy vọng với các nguyên nhân và cách phòng trị bệnh đường ruột ở tôm trên đây sẽ giúp quý bà con vận dụng vào thực tế đem đến năng suất cao nhất cho vụ nuôi. Mọi thắc mắc liên hệ ngay số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
Chúc bà con thành công
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét