Giá tôm giảm mạnh trong tháng 6

tháng 5 31, 2018 |
Theo kết quả hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: "giá tôm thẻ trên thị trường thế giới đang giảm xuống đến mức gần như chạm đáy, thậm chí nhiều nước giá tôm đã giảm xuống dưới giá thành"


Giá tôm giảm mạnh trong tháng 6


Cụ thể, tại Ấn Độ giá tôm thẻ chân trắng loại 50con/kg thu mua tại đầm hiện chỉ còn khoảng 4,04 - 4,2 USD/kg (270 - 280 rupee/kg). Mức giá này được cho là thấp hơn so với chi phí sản xuất, khiến cho người nuôi tôm tại nhiều địa phương ở Ấn Độ đang bị lỗ 20 - 30 rupee/kg trong vụ nuôi đầu tiên. Giá tại đầm tôm Ấn Độ giảm xuống 270-280 rupee/kg đối với tôm chân trắng (4,04-4,20 USD/kg) cỡ 50 con, còn đầu còn vỏ. Giá giảm xuống mức thấp hơn chi phí sản xuất.

Tại Việt Nam, giá tôm thẻ chân trắng trong quáy I/208 giảm 15% so với quý cuối cùng của năm 2017 và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Tại Thái Lan, giá trung bình hàng tuần đối với tôm chân trắng 80 con giảm xuống 135 bạt/kg (3,71 USD/kg). 

Theo một công ty chế biến tôm Ấn Độ cho biết, giá tôm thế giới giảm nhanh do tồn kho tại Mỹ cao, sản lượng tăng tại các nước sản xuất chính. Tuy nhiên, khi giá tôm thế giới giảm, sản lượng tôm thế giới dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
Giá tôm giảm mạnh đã khiến nhiều bà con nuôi tôm cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ. Tuy nhiên Vasep dự báo, trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10, khi các nhà máy tăng cường mua nguyên liệu, giá sẽ bắt đầu tăng lên. Thị trường có khả năng hạn chế nguồn cung khoảng giữa năm 2019.
XEM THÊM:

Read more…

Nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu?

tháng 5 31, 2018 |
Câu hỏi:

Chào chuyên gia, tôm nhà em nuôi được 1 tháng tuổi có dấu hiệu chậm lớn, quan sát thì thấy phần lưng màu trắng sữa và đục, có con còn bị mèm vỏ. Xin hỏi nguyên nhân tôm chậm lớn và biện pháp khắc phục tốt nhất. Em cảm ơn!



Trả lời:

Chào bạn, với trường hợp của bạn thì tôm có thể nhiễm vi bào tử trùng rồi nhé. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ký sinh trùng vi bào tử trùng (EHP) gây ra. Khi tôm bị bệnh chúng có thể không gây chết nhưng lại khiến tôm chậm lớn. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa tổng hợp cho tôm nuôi như sau:

- Cần kiểm soát bố mẹ tôm bố mẹ bằng sét nghiệm PCR

- Trước khi vào vụ nuôi tiến hành cải tạo ao nuôi theo đúng kỹ thuật, đưa pH tới khoảng 12. Ở độ pH này hầu hết sẽ loại bỏ được hoàn toàn các loại vi bào tử trùng trên tôm.

- Dụng cụ ao nuôi cần phải được phơi và khử trùng hiệu quả, ngâm và rửa sạch với các chất tẩy rửa mạnh như NaOH 2,5% sau khoảng 3 giờ, sau đó rửa với nước sạch và phơi khô. 

- Sử dụng thức ăn uy tín, đủ chất dinh dưỡng, không nấm mốc.

- Giữ màu nước ổn định với các chỉ số như pH, độ kiềm, oxy, khí độc nằm trong ngưỡng phù  hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Tham khảo chế phẩm sinh học Spore - Out


Bạn có thể tham khảo sử dụng chế phẩm Spore  - Out: đây là chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên có thể ức chế tế bào EHP (vi bào tử trùng) theo cơ chế kết dính, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tránh sự sinh sản quá mức của EHP, làm giảm triệu chứng bệnh và trì hoãn thời gian EHP phát triển vượt ngưỡng.




=> Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng kết hợp 2 sản phẩm Spore-up và Gut-Well.

Để được tư vấn kỹ hơn về nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu xin vui lòng liên hệ số hotline 19002620để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

> Tìm hiểu ngay:



Read more…

Đĩa thạch TCBS mua ở đâu đảm bảo chất lượng, giá TỐT nhất??

tháng 5 30, 2018 |
Đĩa thạch TCBS là một trong những dụng cụ cần thiết và quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Đĩa thạchTCBS Agar Plate được sử dụng để nuôi cấy, định lượng và phân tích vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Sản phẩm còn hỗ trợ trong việc đánh giá, phân tích tình hình rủi ro trong môi trường ao nuôi. Vậy mua đĩa thạch TCBS ở đâu tốt và chất lượng nhất? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều bà con quan tâm.



Địa chỉ TCBS uy tín, chất lượng


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đĩa thạch khác nhau với các kiểu dáng và công dụng khác nhau. Đối với nuôi tôm thì đĩa thạch TCBS là một dụng cụ quan trọng và có hầu hết ở các trang trại nuôi dù lớn hay nhỏ. Nắm bắt được điều đó, Dr.Tom đã kết hợp với ScienChain - Đài Loan đem đến cho quý bà con đĩa thạch TCBS với số lượng lớn, đáp ứng được hết các nhu cầu sử dụng khác nhau, đặc biệt trong nuôi cấy, định lượng và đánh giá vi khuẩn vibrio trong môi trường ao nuôi. 

Đĩa thạch TCBS ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Đĩa thạch TCBS tại Dr.Tom đảm bảo chất lượng, giá tốt nhất trên thị trường. 1 bộ sản phẩm cung cấp bao gồm:

-  Đĩa thạch TCBS gồm có: 10 cái

- Dung dịch đệm có: 10 ống

- Ống nhỏ giọt có: 10 cái

- Que nghiền: 10 cái

- Hạt thủy tinh: 10 ống, 10 ± 1 hạt/ống

- Bảng giải thích dữ liệu và hướng dẫn

Hiện nay trong nuôi tôm thì đĩa thạch TCBS được sử dụng phổ biến hàng ngày, thường xuyên bởi mức giá của nó rất hợp lý. Để được đặt hàng và báo giá sản phẩm xin vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ từ chuyên gia.

>> Xem thêm:

- Cách tạo môi trường kiềm cho ao nuôi tôm

- Bổ sung thêm kali cho ao nuôi tôm để làm gì?




Read more…

Biểu hiện của bệnh đốm trắng trên tôm

tháng 5 28, 2018 |
Bệnh đốm trắng trên tôm sú là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Với các dấu hiệu nhận biết bệnh đốm trắng trên tôm sú dưới đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức vào hành trình nuôi tôm của mình. Đừng bỏ qua bài viết này nhé!


Bệnh đốm trắng trên tôm sú do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bệnh có thể do cải tạo ao nuôi sử dụng lượng vôi lớn làm pH trong nước lớn và kéo dài. Mặt khác nguyên nhân cũng có thể do ao nuôi tôm có nhiều các vi khuẩn, virus tấn công. 



Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm trắng trên tôm sú


Biểu hiện bệnh đốm trắng là tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hay phần vỏ ở vùng sống lưng nhưng vẫn khỏe mạnh, không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; nhưng, chu kỳ lột xác sẽ dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.



Đối với tôm sú bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn thì tôm dạt vào bờ rất nhiều, một số bị chết, hầu hết bị đóng rong, mang bị bẩn. Có đốm trắng trên vỏ đầu ngực, tôm trong nhá ăn bình thường. Nhìn chung tôm có ăn chậm hơn nhưng không đáng kể.

Bệnh đốm trắng trên tôm sú khá nguy hiểm, gây nhiều rủi ro cho người nuôi tôm. Khi xâm nhập vào tôm virus sẽ cư trú ở các bộ phận của tôm như mô dạ dày, mang, trứng, mắt, chân bơi, … những virus này sẽ sinh sản nhanh chóng làm tôm nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục phát tán ra môi trường xung quanh gây bệnh cho cả đàn tôm sống cùng trong ao. Quá trình bệnh thường gặp rõ ràng nhất của tôm bị mắc căn bệnh đốm trắng đó là tôm ăn nhiều đột biến, sau đó ngơi dần. 

Nắm được các dấu hiệu của bệnh đốm trắng trên tôm sú sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức để phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Read more…

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ

tháng 5 24, 2018 |
Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ là bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên viết tắt IMNV gây ra. Đây là bệnh được phát hiện vào đầu những năm 2000 ở Nam Mỹ sau đó lan rộng ra khu vực và giờ có ở cả Đông Nam Á. Quá trình lây lan là do quá trình vận chuyển, nhập khẩu tôm giữa các quốc gia

Dấu hiệu tôm thẻ bị nhiễm bệnh hoại tử cơ

Dấu hiệu tôm thẻ bị nhiễm bệnh hoại tử cơ


Tôm thẻ chân trắng có thể bị chết đến 70% nếu bị nhiễm loại virus gây bệnh hoại tử cơ này. Các nghiên cứu đã chỉ ra, ngoài tôm thẻ thì tôm sú và tôm càng xanh đều có thể nhiễm bệnh. Nhiệt độ môi trường nuôi cũng như nồng độ mặn có thể tác động đến khả năng bùng phát của bệnh.

Khi tôm bị nhiễm bệnh, phần cơ dưới bụng tôm sẽ có màu đục trắng, khi bi nặng hơn phần đốt đuôi có thể chuyển sang màu vàng cam. Một số cơ quan như lympho có thể to hơn bình thường đến vài lần kích thước bình thường. Ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh nặng, tôm có thể sẽ chết đột ngột rất nhiều trong khoảng vài ngày. Các trường hợp gây sốc cho tôm như nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, độ mặn thay đổi là tác nhân gây chết hàng loạt.

Đuôi tôm chuyển màu vàng cam
Đuôi tôm chuyển màu vàng cam

Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn mới thả hoặc thời gian khoảng 3 tháng rất dễ bị nhiễm bệnh hoại tử cơ. Con đường lây lan bệnh là từ tôm bố mẹ sang tôm con. Bệnh có thể được kiềm chế lại bằng một vài biện pháp như giảm thiểu môi trường ô nhiễm ở ao nuôi, tăng độ hòa tan oxy trong nước.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên bà con cần chú ý ngay từ khâu chủ động phát hiện bệnh. Sử dụng các máy Pockit PCR có thể chẩn đoán sớm những giấu hiệu của bệnh để từ đó có phương án xử lý kịp thời. Cải tạo ao trước khi thả nuôi thật tốt, sát khẩu, phơi đáy ao. Chọn con giống khỏe mạnh, sạch bệnh để đảm bảo có một vụ tôm thắng lợi

Xem thêm:
>>> Bệnh đốm đen ở tôm thẻ
>>> Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm
Read more…

Bệnh đỏ thân trên tôm sú phòng trị thế nào?

tháng 5 23, 2018 |
Bệnh đỏ thân trên tôm sú là một trong những các bệnh thường gặp nhất hiện nay. Đặc biệt là ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu khiến dịch bệnh bùng phát mạnh dẫn đến khó kiểm soát. Bệnh có thể xuất hiện trong tất cả giai đoạn phát triển của tôm nuôi.

Vậy nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm sú là gì?


Bệnh đỏ thân ở tôm sú

- Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm sú có thể từ sinh vật hay vị do nhiễm khuẩn - vi khuẩn Streptococcus gây ra.

- Bênh cũng có thể xuất hiện ở những ao nuôi bị nhiễm khuẩn.

Các dấu hiệu của bệnh đỏ thân trên tôm sú


Các biểu hiện của bệnh đỏ thân trên tôm sú

Khi tôm sú bị đỏ thân, thường xuất hiện các dấu hiệu như sau:

- Giai đoạn đầu thân tôm có màu vàng hơi xanh.

- Một vài ngày tiếp theo tôm có màu đỏ từ mang đến toàn bộ cơ thể

- Khi tôm bị bệnh nặng, gan tôm sẽ bị phá hủy, hôi tanh, có màu vàng nhạt và dẫn đến chết hàng loạt.

- Tôm chậm lớn, kém ăn

Cách phòng trị bệnh đỏ thân trên tôm sú hiệu quả


Bệnh đỏ thân trên tôm sú cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Do đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu, cụ thể:


Có biện pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu

- Không cho ăn thức ăn tươi bị ươn, thối, để lâu ngày

- Lựa chọn thức ăn công nghiệp ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

- Bảo quản thức ăn đúng quy định, không để ẩm mốc, dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.

- Tránh để tảo tàn trong ao nuôi, duy trì lượng oxy ổn định và đầy đủ.

- Hạn chế và giảm thiểu nồng độ khí độc trong ao nuôi.

- Định kỳ xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trong ao nuôi tôm một cách nhanh và chính xác nhất.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về bệnh đỏ thân trên tôm sú sẽ giúp bà con nắm được nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu, hạn chế các dịch bệnh nguy hiểm.
Read more…

Giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh, người nuôi trắng tay

tháng 5 23, 2018 |
Trong những ngày vừa qua, giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ ngay cả khi người dân trúng mùa. 


Trước đây, giá tôm thẻ chân trắng rất cao khoảng hơn 120.000 đồng/kg nhưng nay chỉ còn 80.000 đồng/kg. Với những loại tôm có kích cỡ 60con/kg thì giá bán chỉ hơn 100.000 đồng/kg. Anh Mạnh Hùng chia sẻ: "với giá tôm thẻ chân trắng như hiện nay thì người nuôi nắm chắc phần lỗ hơn 4 ao tôm đầu tư mấy tháng trời giờ không biết phải làm sao, kiểu này chắc khó tránh cảnh nợ nần"

Gần đây, ngoài việc thu mua tôm thẻ chân trắng với giá thấp, có nơi thương lái còn đưa ra mức giá cao bằng hình thức mua "đồng giá" 65.000 đồng/kg với loại 60 - 100 con/kg thay vì mua theo kích cỡ như trước đây. 

Các chuyên gia thủy sản đầu ngành khẳng định: Sở dĩ giá tôm thẻ chân trắng có giá thấp là do các đối tác khách hàng của các công ty chế biến thủy sản, xuất nhập khẩu trong tỉnh không láy nguồn hàng tôm lớn mà tiến hành chọn từ 90 - 100 con/kg. 

Trong khi đó, thời tiết tại vùng ĐBSCL lại có thời tiết rất khắc nghiệt, người nuôi tôm thẻ giữ nhịp vào vụ sớm hơn, lượng tôm thu hoạch bán ra thị trường gần như rải đều trong năm. 

Mặt khác, trong khi thị trường tôm nguyên liệu cung cấp vào các nhà máy đang giảm giá, thông thường so cùng kỳ thương lái Trung Quốc sang thu mua tôm đủ cỡ, buôn bán theo đường tiểu ngạch thì nay lại khá im ắng (do việc Trung Quốc điều chỉnh mức thuế suất GTGT tôm khi nhập vào tỉnh Quảng Đông).
Trong khi giá tôm thẻ chân trắng liên tục giảm thì giá bán tôm sú vẫn khá bình ổn. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205.000 - 225.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 - 165.000 đồng/kg.
Có thể thấy, trong thời gian tới giá tôm thẻ chân trắng sẽ giảm xuống hơn nữa nên bà con cần chuẩn bị tâm lý trước khi đến thời gian thu hoạch.

>> Thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm

>> Bí quyết cải tạo ao nuôi thành công
Read more…

Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng phòng trị như thế nào?

tháng 5 22, 2018 |
Trong những năm gần đây, bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là căn bệnh phổ biến gây chết hàng loạt trên tôm thẻ chân trắng, thậm chí 100% ao nuôi nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vậy nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là gì?


Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng là do WSSV (White spot syndrome virus) cùng với các tác nhân gây bội nhiễm là các loài vi khuẩn Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus. Virus WSSV có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào. Virus này gây chết trong mọi giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm. Khi bị bệnh tôm ăn yếu, bơi tấp mé bờ, các cơ trên tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm. Tôm có thể chết 100% ao nuôi sau từ 4 - 8 ngàu cảm nhiễm bệnh, đây được coi là bệnh tối nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm.




Biện pháp phòng ngưa bệnh đỏ thân trên tôm hiệu quả.


Hiện tại bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng mới chỉ có biện pháp phòng ngừa chứ chưa tìm ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Do đó, Để phòng được hội chứng chết đỏ ở TTCT cần phải chú ý hai yếu tố quan trọng nhất là phải chọn con giống sạch bệnh và hạn chế nuôi TTCT trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Sử dụng phương pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus WSSV. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Nếu nuôi TTCT vụ đông xuân thì phải chủ động phương pháp điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi như phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt (tham khảo lựa chọn máy PCR di động Pockit Xpress và máy PCR cầm tay micro Plus).

Ap dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, giảm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong nước, tránh hiện tượng bội nhiễm trên tôm nuôi. Cần có biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt, đánh Chlorine cho ao để diệt sạch giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh. Ổn định môi trường nuôi bằng cách đánh vi sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày với liều lượng thấp.

Sát trùng ao nuôi bằng Chlorine để tiêu diệt giáp xác và các mầm bệnh virus, vi khuẩn trong môi trường ao nuôi trước khi đưa tôm vào nuôi. Làm lưới chắn cẩn thận để kiểm soát địch hại mang mầm bệnh từ bên ngoài vào môi trường nuôi. 

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả cao trong vụ nuôi. Liên hệ số Hotline: 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

Read more…

Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng

tháng 5 20, 2018 |
Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ thường xuất hiện lúc tôm chuẩn bị lột xác khi tôm đạt trọng lượng từ khoảng 5g đến 15g. Tôm bị nhiễm bệnh có dấu hiệu bỏ ăn, hoạt động kém và bơi táp bờ.

bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng


Khi gắn với nghề nuôi tôm thẻ, chắc hẳn bà con đã không ít lần đối mặt với dịch bệnh hồng thân ở tôm thẻ. Do đó việc chuẩn bị kỹ những kiến thức liên quan đến bệnh này là đặc biệt cần thiết để có thể giảm thiểu tối đá thiệt hại nếu không may tôm bị nhiễm bệnh đỏ thân.

Tôm khi bị nhiễm bệnh có những biểu hiện rất rõ mà dễ dàng quan sát được. Tôm ăn kém, bơi táp bờ, thân tôm chuyển dần sang màu đỏ nhạt hoặc hồng đỏ. Vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng nhỏ phủ khắp thân tôm. Tôm có thể chết rải rác thậm chí là hàng loạt chỉ sau chưa đến 10 ngày bị nhiễm bệnh. Bệnh đỏ thân này được coi là những bệnh khá nguy hiểm trong ngành nuôi tôm thẻ.


Giải pháp phòng bệnh đỏ thân ở tôm thẻ


Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị triệt để cho bệnh này nên việc phòng bệnh sẽ mang lại kết quả tốt hơn:

bệnh hồng thân ở tôm thẻ


- Yếu tố đầu tiên cần nói đến trong việc phòng bệnh cho tôm đó là ở khâu chọn con giống: cần chọn giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng, có chứng chỉ của các cơ quan ban ngành liên quan. Cần thiết có thể sử dụng pockit PCR để xét nghiệm giống tôm trước khi thả nuôi.
- Không nuôi tôm vào thời điểm có nhiệt độ thấp trong năm. Chủ động nuôi trong các nhà kính có thể điều chỉnh được nhiệt độ theo mong muốn.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm bằng việc bổ sung các chất cần thiết trong thức ăn cho tôm, sử dụng men vi sinh để cải tạo nước ao nuôi.
- Quản lý ao nuôi nghiêm ngặt, kiểm tra chất lượng nước ao thường xuyên, sát trùng ao nuôi bằng Clo để diệt tảo, nấm độc

Xem thêm:
>>> Bệnh đường ruột ở tôm
>>> Nguyên nhân tôm bị cong thân
Read more…

Bí quyết cải tạo ao nuôi tôm thành công

tháng 5 18, 2018 |
Cải tạo ao nuôi tôm là một trong những vấn đề cấp thiết cần trong mỗi mùa vụ. Nó đóng vai trò quan trọng và quyết định nhiều đến nhiều thành công của vụ nuôi. Vậy cải tạo ao nuôi tôm như thế nào thì đúng và tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1, Cải tạo ao nuôi tôm


Đối với đấy ao cần phải cải tạo đáy ao một cách tốt nhất, cho nước vào ngâm từ 2 - 3 ngày rồi xả hết nước để tháo rửa.  Lượng vôi bón tùy thuộc vào độ pH của đáy ao:

- Khi pH từ 6 - 7 sử dụng với liều lượng từ 300 - 400 kg/ha

- Khi pH từ 4,5 - 6 sử dụng với liều lượng từ 500 - 1.000 kg/ha

Sau khi rắc vôi tiến hành phơi ao từ 7 - 10 ngàu, lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới cỡ từ 9 - 10 lỗ/cm2. Tiến hành gây màu nước để chuẩn bị thả giống.

- Đối với những ao nuôi cũ, sau khi thu hoạch thì tiến hành xả hết nước ao cũ. Trong trường hợp tháo cạn được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cấy xới đáy ao lên, trộn với vôi bột liều lượng mỗi ha từ 500 - 1000 kg. Tiến hành phơi khô 10 - 15 ngày rồi lấy nước qua lưới lọc để gây màu nước. Nếu ao nuôi không tháo cạn thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải, sai đó bón vôi để diệt tạp chất.


=> Lưu ý: Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng:

- Ao có hàm lượng Ca++ quá cao, bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PQ = 4 lắng xuống gây lên hiện tượng thiếu lân trong ao, thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây màu nước cho ao nuôi. 

- Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, tiến hành bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên khiến nước quá lầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao, nết dùng vôi để sát trùng kết hợp với bón phân hữu cơ hoặc phân lân cho ao mới dùng lại được. 

- Bón vôi quá liều lượng cũng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH tăng cao, NH3 tăng cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển. 

Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết.

2. Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước


Trong ao nuôi có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo, và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ,.. Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải cách khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Tùy vào từng ao nuôi mà chúng ta sử dụng liều lượng chlorine sao cho phù hợp nhất. 

Cải tạo ao nuôi là bước quan trọng nên cần phải thực hiện ngay từ ban đầu. Hy vọng với thông tin về cải tạo ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức cải tạo ao nuôi một cách an toàn và hiệu quả nhất. 

Read more…

Men vi sinh cho tôm là gì? Các loại sử dụng phổ biến hiện nay

tháng 5 16, 2018 |

Men vi sinh cho tôm là gì? Các loại men vi sinh sử dụng cho ao nuôi tôm phổ biến hiện nay. Hãy cùng chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!


1. Men vi sinh cho tôm là gì?


Thời gian gần đây, men vi sinh cho tôm được người dân sử dụng rộng rãi nhằm hướng đến giải pháp nuôi tôm an toàn, phát triển bền vững ngành tôm tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết men vi sinh cho tôm là gì, sử dụng như thế nào và có những công dụng gì đối với ao nuôi và tôm.

Thực chất, men vi sinh cho tôm là một lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong đường ruột. Những loại vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe cho tôm nuôi, ngăn chặn dịch bệnh một cách an toàn. Đây có thể nói là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ. 



2. Một số loại men vi sinh cho nuôi tôm được sử dụng phổ biến


Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học, các chế phẩm vi sinh đã được tạo ra và đưa vào sử dụng rộng rãi mang lại kết quả tốt, tạo được những con tôm thành phẩm chất lượng, tốt với sức khỏe của người sử dụng.

Thông thường, các loại men vi sinh gồm các thành phần chính là các vi khuẩn có lợi và chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn, các chủng có lợi bao gồm: Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter,... cùng với các chất dinh dưỡng như muối magie, muối canxi, đường,... chúng được sản xuất ở dạng nước và dạng bột. Đem lại công dụng như:

- Được ứng dụng nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ, khử phèn, diệt tảo độc, giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm.

- Giúp cân bằng đường ruột, làm vi khuẩn có hại không thể phát triển được, giúp tôm chuyển hóa thức ăn, ngăn ngừa sự phát triển virus, vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm nuôi. 

- Tăng sức đề kháng cho tôm

Một số loại men vi sinh cho  được sử dụng nhiều nhất:

- Men vi sinh Bottom - Up: Xử lý bùn đáy ao, hạn chế khí độc trong ao nuôi.

- Men vi sinh Gut - Well: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm nuôi.

- Men vi sinh EMS - Proof: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn vibrio.

- Men vi sinh Bac - Up: Ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm.


=> Lưu ý: Tùy vào từng loại men vi sinh mà liều lượng và cách sử dụng là khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi, điều chỉnh độ pH, độ mặn, độ kiềm về mức ổn định.

Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng men vi sinh cho tôm sao cho hiệu quả vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ từ chuyên gia.

>> Tham khảo ngay>>  Kỹ thuật cải tạp ao nuôi thành công
Read more…

Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thành công ai cũng nên biết

tháng 5 16, 2018 |
Nắm được đúng kỹ thuật cải tạo ao nuôi sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đồng thời hạn chế được những dịch bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho quý bà con quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm đúng cách giúp trúng mùa, trúng giá, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Hút cạn nước trong ao nuôi


- Sau mỗi mùa vụ, nhằm loại bỏ đi các loại giáp xác, vật thể trung gian gây bệnh, bà con nến tiến hành hút cạn nước trong ao sau đó tiến hành nạo vét đưa hết những chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao nuôi. Tiến hành bón vôi, cày lật phơi đáy từ 10 - 15 ngày để các chất hữu cơ trong ao phân hủy hết đồng thời loại bỏ được các chất độc và những vi sinh gây bệnh cho tôm nuôi.




- Trong trường hợp ao không thể hút cạn nước thì bà con nên dùng phương pháp cải tạo ướt. Tiến hành dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi.

2. Bón vôi để khử trùng và nâng pH cho đất


- Sử dụng 15 - 20kg/ 100 mét vuông vôi nông nghiệp rải đều khắp đáy ao và mép bờ ao để hạn phèn, diệt mầm bệnh như: các loại ấu trùng, vi khuẩn gây bệnh,... Tiến hành tẩy vôi vào những ngày nắng, bón tập trung nhiều vào những nơi nước đọng, các mạch nước rỉ màu vàng hoặc nâu đỏ.

>>> Xem thêm bài viết:

 1. Cách tạo môi trường kiềm trong ao nuôi tôm

 2. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng

3. Diệt khuẩn ao nuôi


- Sau khi đã cải tảo đáy ao thành công bà con tiến hành lấy nước vào ao qua lưới lọc. Đối với những ao không có nước từ ao lắng mà lấy trực tiếp từ bên ngoài thì nên để từ 2 - 3 ngày sau đó mới tiến hành diệt khuẩn nguồn nước cho ao nuôi.




- Tiến hành sử dụng Chlorine để diệt các loại vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh trong môi trường ao nuôi. Liều lượng tùy theo quy định của chuyên gia.

4. Bón phân gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi thì việc bón phân gây màu nước rất quan trọng chúng sẽ giúp thực vật phù du phát triển đồng thời là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời chúng có khả năng hạn chế được sự phát triển của các loại tảo đáy ao, tạp oxy hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn thừa, chất thải trong quá trình nuôi tôm.




Hiện tại có một số loại phân gây màu nước có thể kể đến như:

+ Phân hữu cơ bao gồm: các loại phân gà, phân trâu, bò, khi bón cần phải ủ mục mới được

+ Phân vô cơ: một số loại phân có thể kể đến như: NPK, Urê,...

- Sau khi bón phân tù 2 - 3 ngày các loại sinh vật phù du sẽ phát triện, độ trong sẽ đạt từ 40 - 50 cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc màu vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm nuôi.

Trên đây là quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi đúng cách mà chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý bà con trong mùa vụ. 

Read more…

Bệnh mềm vỏ trên tôm rất nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt

tháng 5 15, 2018 |
Nắm được các nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm sẽ giúp bà con có thể phát hiện sớm và có cách phòng bệnh tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyê

>> Tham khao đĩa thạch nuôi tôm được sử dụng phổ biến hiện nay


Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng


Bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy từng nguyên nhân mà chúng ta có phương pháp khắc phục sao cho tốt nhất. 

- Nguyên nhân do dinh dưỡng: Thức ăn tôm thiếu dinh dưỡng, tôm thiết vitamin, khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng canxi, phospho. Khi tôm lột xác lớp vỏ mới sẽ không cứng được vì không thể cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ sẽ bị mềm, mỏng,...

- Nguyên nhân do môi trường: Nước ao bị ô nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hoặc dư lượng hóa chất đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu. Mặt khác, nguyên nhân cũng có thể do nuôi tôm với mật độ quá dày, môi trường ao nuôi xuyên biến động. 



Vậy phòng bệnh mềm vỏ trên tôm như thế nào?


Bệnh mềm vỏ trên tôm cần có các biện pháp phòng trị ngay từ ban đầu như sau đây: Cải tạo ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, chọn giống tốt, đã qua kiểm dịch đạt chuẩn, thả giống với mật độ vừa phải, trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị shock, ao bị mất tảo....

Thường xuyên đo các thông số môi trường (2 lần/ngày) ở thời gian cố định (sáng, chiều), để có thể can thiệp kịp thời khi môi trường biến động. Phải đảm bảo độ kiềm 80 - 120 mg/lít (tôm sú) và 120 - 160 mg /lít (tôm thẻ); pH 7,5 - 8,5.

Lưu ý: Bà con nên thường xuyên bổ sung khoáng cho tôm nuôi để tôm có đủ dưỡng chất lột xác cứng vỏ. Để được tư vấn kỹ hơn về bệnh mềm vỏ trên tôm xin vui lòng liên hệ 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

>> Chọn giống bằng phương pháp PCR 
Read more…

Đĩa thạch nuôi tôm được sử dụng phổ biến năm 2018

tháng 5 15, 2018 |
Đĩa thạch từ lâu đã được người dân sử dụng trong nuôi tôm nhằm đánh giá và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong ao nuôi tôm. Với TOP 3 loại đĩa thạch nuôi tôm dưới đây sẽ giúp bà con đánh giá môi trường ao nuôi một cách an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Đĩa thạch MRS Agar Plate



Đĩa thạch MRS Agar Plate

Đĩa thạch nuôi tôm MRS Agar Plate là sản phẩm được sử dụng để nuôi cấy và định lượng các chuẩn Lactobacillus hỗ trợ bà con quản lý ao nuôi và đánh giá tổng khuẩn Lactobacillus trong các sản phẩm vi sinh thương mại thành phần bao gồm:

- 10 đĩa thạch

- 10 ống dung dịch đệm buffer

- 10 cái ống nhỏ giọt

- 10 ống hạt thủy tinh

- 10 chiếc que cấy

- 1 giải thích dữ liệu

Sản phẩm sử dụng an toàn, không độc hại, giá thành tương đối phù hợp với túi tiền của người nông dân nuôi tôm.


2. Đĩa thạch TCBS Agar Plate



Đĩa thạch TCBS Agar Plate

Đĩa thạch TCBS Agar Plate có khả năng nuôi cấy, định lượng và phân tích tổng khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Đây là một sản phẩm được khuyên dùng thường xuyên vì vibrio không được điều trị kịp thời thường gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bộ sản phẩm bao gồm:

- 10 đĩa thạch

- 10 ống dung dịch đệm 

- 10 ống nhỏ giọt

- 10 ống hạt thủy tinh

- Bảng giải thích dữ liệu

Sản phẩm sử dụng an toàn, không độc hại, giá thành tương đối phù hợp với túi tiền của người nông dân nuôi tôm.

3. Đĩa thạch Marine Agar Plate



Đĩa thạch Marine Agar Plate

Đĩa thạch Marine Agar Plate thường được sử dụng để nuôi cấy, định lượng tổng số vi khuẩn nước mặn và tủi ro tiềm ẩn trong môi trường ao nuôi.Sản phẩm được đóng gói bao gồm:

- 10 loại đĩa thạch Marine

- 10 ống dung dịch đệm A

- 10 dung dịch đệm B

- 10 que cấy

- 10 ống nhỏ giọt 

- Bảng giải thích dữ liệu

Hiện tại, đây là 3 loại được sử dụng phổ biến trong ao nuôi tôm. Quý bà con có nhu cầu sử dụng xin vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được giải đáp và hỗ trợ từ chuyên gia. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích cho người nuôi.



Read more…