Cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm an toàn, hiệu quả nhất

tháng 3 30, 2018 |
Trong nuôi tôm, độ pH của nước thường xuyên biến động theo chu kỳ ngày đêm, biến động đó sẽ tăng dần từ đầy cho đến cuối vụ. Với cách sử dụng vôi trong nuôi tôm dưới đây sẽ giúp người nuôi tôm ổn định độ pH về mức ổn định, giúp tôm có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

1. Tìm hiểu khái quát về độ pH trong ao nuôi tôm


Độ pH quá cao (buổi trưa) hay quá thấp (sáng sớm) ảnh hưởng gián tiếp làm tăng hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm. Khi độ pH cao sẽ làm tăng hàm lượng khí NH3, ngược lại khi pH thấp sẽ làm tăng hàm lượng khí H2S gây độc cho tôm. Do đó, với cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm sẽ giúp giữ độ pH ổn định, giúp tôm sinh trưởng, tăng tỉ lệ sống và năng suất cao.



2. Vậy cách sử dụng vôi trong nuôi tôm như thế nào


Cách sử dụng vôi trong nuôi tôm dưới đây áp dụng một số trường hợp như sau:

- Ao nuôi bị mất cân bằng dinh dưỡng với nhiều chất hữu cơ và mùn đáy ao.

- Mất cân bằng dinh dưỡng với nước bị nhiễm phèn

- Nước ao nuôi bị mềm và độ kiềm thấp

- Hàm lượng khí CO2 trong nước cao. 

Một số loại vôi sử dụng phổ biến trong nuôi tôm có thể kể đến như: 

- Vôi nông nghiệp hay đá vôi (CaCO3)

- Dolomite hay đá vôi đen (CaMg(CO3)2)

- Vôi tôi (Ca(OH)2) 

- Vôi sống CaO



Bón vôi khi cải tạo ao:
Để xác định chính xác liều lượng vôi cần bón cho từng trường hợp của đáy ao có thể áp dụng phương pháp thử với dung dịch đệm p-Nitrophenol pH=8 (hòa tan 10 g p-nitrophenol, 7,5 g H3BO3, 37 g KCl và 5,25 g KOH trong nước cất rồi pha thành 1 lít). Cho 20 g bùn khô đã được nghiền mịn vào 40 mL dung dịch đệm p-nitrophenol, khuấy đều vài lần trong một giờ, sau đó đo pH của dung dịch (pHdd) và xác định lượng vôi cần bón theo công thức sau:
            Lượng vôi cần bón (kg CaCO3/ha) = (8,0 – pHdd) x 6000
Lượngvôi cần bón cho đáy ao cũng có thể được ước lượng dựa vào cấu trúc và pH của đất đáy ao, áp dụng bảng số sau đây để tính liều lượng vôi cần bón cho nền đáy khi cải tạo ao nuôi.
Việc xác định liều lượng vôi cần bón cho nước ao thường được dựa vào tổng độ kiềm (total alkalinity) hoặc tổng độ cứng (total hardness). Tổng độ kiềm thích hợp là lớn hơn 40 mg CaCO3/L cho ao nuôi thủy sản nước ngọt và lớn hơn 80 mg CaCO3/L cho ao nuôi thủy sản nước mặn, lợ. Giả định rằng, ao nuôi nước ngọt có diện tích 1000 m2, sâu 1m và có độ kiềm là 10 mg/L, để tăng độ kiềm lên 40 mg/L thì cần bón 30 mg CaCO3/L hay 30 g CaCO3/m3, tổng lượng vôi cần bón cho ao là 30 kg CaCO3. Tuy nhiên, theo cách tính liều lượng vôi cần bón như trên thì độ kiềm của nước ao sau khi bón vôi có thể không đạt được 40 mg CaCO3/L như mong muốn, nguyên nhân là do một phần vôi bị mất đi khi tham gia phản ứng trung hòa axít trong bùn. Do đó, sau khi bón vôi 2-3 tuần cần kiểm tra lại độ kiềm của nước, nếu độ kiềm chưa đạt 40 mg CaCO3/L thì cần bón vôi bổ sung với liều lượng được xác định theo phương pháp đã nêu trên.
Bón vôi để tăng độ kiềm và khử CO2:
Trường hợp xác định liều lượng vôi để khử CO2 cần phải dựa vào hàm lượng CO2 trong nước. Hàm lượng CO2 thích hợp cho ao nuôi thủy sản khoảng 1-10 mg/L, khi hàm lượng CO2 vượt quá 10 mg/L có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá, trường hợp này cần phải khử CO2. Theo lý thuyết, để khử 1 mg CO2/L, cần dùng 0,64 mg CaO/L, 0,84 mg Ca(OH)2/L, 2,1 mg CaMg(CO3)2/L hoặc 2,27 mg CaCO3/L. Giả định, ao nuôi có diện tích 1000 m2, sâu 1 m và có hàm lượng CO2 là 15 mg/L, để làm giảm CO2 xuống 5 mg/L cần dùng 22,7 mg CaCO3/L hay 22,7 g/m3 và tổng lượng vôi cần dùng cho cả ao là 22,7 kg. Chú ý, khi sử dụng các loại vôi để khử CO2 cần tính liều lượng chính xác, nếu sử dụng thừa vôi có thể làm cho hàm lượng CO2 giảm xuống bằng 0, khi đó pH sẽ tăng cao (>8,34) gây ảnh hưởng xâu cho tôm cá nuôi
Hy vọng với cách sử dụng vôi trong nuôi tôm trên đây sẽ giúp quý bà con ổn định độ pH trong ao nuôi một cách hiệu quả nhất. Chúc quý bà con có một mùa vụ thành công.
>> Xem thêm: 
Read more…

Chu kỳ lột xác của tôm

tháng 3 29, 2018 |
Trong thời gian 2-3 tháng trở lại đây, người nuôi tôm ở Nam Định phát hiện hiện tượng tôm chết sau khi lột vỏ. Tuy tôm không chết đồng loạt nhưng cũng mang lại những thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi tôm thẻ, tôm sú. Dưới đây là thông tin về chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Việc kiểm soát tốt chi kỳ lột xác của tôm sẽ giúp bà con giàm thiểu tối đa hiện tượng tôm chết.


Tôm thuộc họ giáp xác với lớp vỏ kitin, tôm muốn phát triển, tăng về kích thước cũng như trọng lượng thì phải trải qua quá trình lột xác theo chu kỳ, giảm dần khi tôm còn nhỏ đến trưởng thành. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chất lượng môi trường, hàm lượng dinh dưỡng, lượng oxy hòa tan.

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, tôm sú là khoảng thời gian giữa 2 lần lột xác liên tiếp, chu kỳ này đặc trưng bởi từng loài cũng như các giai đoạn phát triển của tôm. Tôm nhỏ lột xác với chu kỳ ngắn hơn so với tôm lớn.

Để tôm phát triển, chúng phải loại bỏ lớp vỏ kitin cũ và thay vào đó hình thành lớp vỏ mới lớn hơn. Thời gian để tôm lột vỏ chỉ mất khoảng từ 5-7 phút, vần vỏ đầu ngực và bụng sẽ bị tách ra. Lớp vỏ mới sẽ cứng sau khoảng từ 1-2h với tôm nhỏ và từ 1-2 ngày với tôm lớn.

>>> Tìm hiểu đặc điểm sinh học của tôm sú - Loại tôm phổ biến hiện nay


Các yếu tố môi trường như ảnh sáng, nhiệt độ, độ mặn , dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm.

Khi tôm phát triển đến một kích thước và trọng lượng nhất đinh, chúng phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Tôm thường lột xác vào ban đêm. Lột xác gắng liền với tăng trọng lượng nhưng ở một số trường hợp do thiếu chất dinh dưỡng tôm không thể tăng được cũng như khó cứng vỏ sau khi lột.

Nếu phát hiện tôm khó lột xác, bà con có thể tiến hành thay nước, điều này sẽ kích thích tôm. Không nên vì quá nóng vội mà sử dụng các loại hóa chất kích thích tôm lột vỏ bởi với lớp vỏ mới sau khi lột tôm sẽ rất dễ bị chết, chỉ cần nhắc áp dụng khi phát hiện tôm không lột xác được do bệnh đóng rong.

Xem thêm:
>>> Chế phẩm sinh học là gì? Các loại chế phẩm phổ biến hiện nay


Read more…

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm đã tìm ra nguyên nhân mới gây bệnh

tháng 3 29, 2018 |
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa mới công bố một tác nhân mới gây ra hội chứng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (EMS) trên tôm nuôi.


Mới đây, một dòng vi khuẩn Vibrio mới đã được phân lập từ các hệ thống nuôi tôm tại Thượng Hải, Trung Quốc trên những cá thể tôm được xác định là mắc phải EMS. Vi khuẩn này được xác định là Vibrio owensii, kết quả xét nghiệm sử dụng phân tử gen 16S rRNA, toàn bộ trình tự bộ gen và phân tích so sánh đã được áp dụng.

Khi quan sát trên kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy các tế bào V. owensii có hình que (1,86 ± 0,15μm) với một sợi đơn cực (4μm). Ngoài ra, V. owensii hình thành khuẩn lạc màu da cam với các cạnh rìa sáng xung quanh khi được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng CHROM agar.

Các gen độc lực pirAB trên plasmid của V. owensii cho thấy sự giống nhau 100% so với pirAB (EMS/AHPND) được gây ra bởi V. parahaemolyticus, và các protein mã hoá được phát hiện trong môi trường nuôi cấy cũng tương tự nhau.

Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy V. owensii cho thấy các gen pirAB của chúng không ổn định, và tỷ lệ mất đi của chúng là khoảng 22% sau thế hệ thứ năm.

Cho đến nay, tác nhân gây ra hội chứng chết sớm hay hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND) được xác định cụ thể là các chủng Vibrio parahaemolyticus, chứa một plasmid độc hại có chứa các gen độc pirA và B (pirAB). Những báo cáo trước đây của các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một dòng vi khuẩn Vibrio campbellii mới cũng mang gen pirVP được chứng minh là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm ngoài các chủng từ loài V.paraheamolyticus đã biết. Hằng năm, căn bệnh này gây thiệt hại hàng trăm triệu USD đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam. Những nghiên cứu về tính độc cũng như các giải pháp phòng chống đại dịch này vẫn đang được các trung tâm nghiên cứu và các viện trường tiếp tục đẩy mạnh. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh cho người nuôi.

Gây nhiễm thực nghiệm V. owensii trên tôm thẻ


Trong thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm V. owensii trên tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp ngâm, tỷ lệ chết tích lũy của tôm nhiễm bệnh V. owensii (pirAB +) lên đến 100% trong vòng 4 ngày và các dấu hiệu lâm sàng điển hình của EMS/AHPND được quan sát thấy. Quan sát mô bệnh học cho thấy khoảng 105CFU/g gan tụy của các tế bào V. owensii trong tôm nhiễm pirAg +.


Kết quả của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng dòng Vibrio. owensii nổi lên như một tác nhân mới gây ra hôi chứng chết sớm EMS/AHPND trên tôm. Đây cũng là bằng chứng cho thấy sự truyền ngang của gen pirVP hoặc plamid pVA1 giữa các loài vi khuẩn khác nhau, do đó có khả năng làm tăng sự phức tạp của các tác nhân gây bệnh AHPND và làm gia tăng mối đe dọa đối với ngành tôm.Do đó cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những biện pháp ứng phó hiệu quả với những dòng vi khuẩn trong tương lai có thể trở thành đại dịch.

Hy vọng, những chia sẻ về tác nhân gây bệnh mới của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm trên đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức để phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Read more…

Mua chế phẩm sinh học ở đâu là đảm bảo chất lượng nhất?

tháng 3 28, 2018 |
Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt? Giá rẻ? Chất lượng nhất? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bà con nuôi tôm đang quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!


>> Quan tâm: Phương pháp xử lý NO2 trong nuôi tôm


Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt?



Thời gian gần đây, các loại chế phẩm sinh học trong nuôi tôm được người nuôi tôm sử dụng rộng rãi nhằm thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh độc hại, giúp tôm sinh trưởng phát triển đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh một cách tốt nhất. Chính vì lẽ đó, mà các cơ sở bán chế phẩm sinh học được mọc lên như nấm tại ĐBSCL gây hoang mang cho người dân không biết nên mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt?



Để nhắc đến chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thì không thể nào bỏ qua thương hiệu đang được bà con tin tưởng và lựa chọn - Dr.Tom - chuyên cung cấp Giải pháp nuôi tôm an toàn cho người dân.

Tại Dr.Tom, các loại chế phẩm sinh học được nhập khẩu chính hãng từ ScienChain và được phân phối với số lượng lớn trên thị trường. 


Các loại chế phẩm sinh học mà Dr.Tom cung cấp bao gồm:


- Men vi sinh


+ Bottom - Up: Vi sinh xử lý bùn đáy ao


+ Gut - Well: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm


+ EMS - Proof: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio


+ Bac - Up: Vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm



- Chế phẩm tự nhiên


+ Spore - Up: Ức chế vi bào tử trùng phát triển


+ Antidot: Chế phẩm trung hòa độc tố trong hệ tiêu hóa


+ Hepanova: Chế phẩm tăng cường chức năng gan, ruột sau khi bị nhiễm bệnh


+ Germ - Out: Chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa


+ Comprezyme: Bổ sung Enzyme tiêu hóa cho tôm nuôi


+ Sboer - Up: Chế phẩm hấp thu độc tố cho ao nuôi


+ Rate - Up: Chế phẩm phân cắt vật chất hữu cơ trong ao ương



Hy vọng., bài viết đã giải đáp thành công các thắc mắc mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt. Liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.

Read more…

Chế phẩm sinh học là gì? Các loại chế phẩm phổ biến hiện nay

tháng 3 27, 2018 |
Chế phẩm sinh học là gì? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân trên các diễn đàn và trang mạng xã hội. Chính vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý bà con về chế phẩm sinh học là gì? Và các loại chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến trong nuôi tôm hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé!


1. Chế phẩm sinh học là gì?



Chế phẩm sinh học là những chế phẩm được điều chế, chiết xuất bởi các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: tảo biển, rong rêu, tỏi, ớt,... rất an toàn và thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong nuôi tôm, cá,... Thông thường, các chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích nhắm kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường ao nuôi.



Chế phẩm sinh học được sử dụng trong ao nuôi tôm

Ở một định nghĩa khác, chế phẩm sinh học EM hay còn được gọi là vi sinh vật hữu hiệu - là tập hợp các loài vi sinh vậy có ích, sống cộng sinh trong cùng môi trường. Con người có thể sử dụng chúng như một chất cầy nằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, đồng thời bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra.

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm


2. Các loại chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến hiện nay



Sau khi giải đáp chế phẩm sinh học là gì thì chắc hẳn người nuôi tôm cũng hiểu được công dụng tuyệt vời mà chế phẩm đem lại cho ao nuôi tôm. Hiện nay, chế phẩm sinh học được chia làm hai loại: Men vi sinh (phải ủ) và chế phẩm tự nhiên (không phải ủ). Một số sản phẩm phổ biến có thể kể đến như:


- Men vi sinh


+ Bottom - Up: Vi sinh xử lý bùn đáy ao


+ Gut - Well: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm


+ EMS - Proof: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio


+ Bac - Up: Vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm





- Chế phẩm tự nhiên


+ Spore - Up: Ức chế vi bào tử trùng phát triển


+ Antidot: Chế phẩm trung hòa độc tố trong hệ tiêu hóa


+ Hepanova: Chế phẩm tăng cường chức năng gan, ruột sau khi bị nhiễm bệnh


+ Germ - Out: Chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa


+ Comprezyme: Bổ sung Enzyme tiêu hóa cho tôm nuôi


+ Sboer - Up: Chế phẩm hấp thu độc tố cho ao nuôi


+ Rate - Up: Chế phẩm phân cắt vật chất hữu cơ trong ao ương


Hy vọng với những chia sẻ về chế phẩm sinh học là gì cũng như các loại chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến hiện nay trên đây sẽ giúp quý bà con phần nào hiểu được về công dụng của chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm. Mọi thông tin cần thắc mắc về chế phẩm sinh học vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620 để được giải đáp trực tiếp.

Read more…

Mua chế phẩm sinh học ở đâu tốt nhất cho tôm nuôi??

tháng 3 26, 2018 |
Mua chế phẩm vi sinh ở đâu tốt nhất? Đây là câu hỏi đang được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm nhất hiện nay. 


Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại men vi sinh đến từ các thương hiệu khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người nuôi có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một quy trình nuôi ổn định, an toàn cho tôm thì đòi hỏi người nuôi phải biết kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học từ khâu cải tạo ao nuôi cho đến khâu cho ăn và quản lý môi trường một cách tốt nhất. Chính vì thế, mà câu hỏi mua chế phẩm vi sinh ở đâu tốt? Không phải là một câu hỏi dễ.


Vậy mua chế phẩm vi sinh ở đâu tốt?


Nhắc đến chế phẩm vi sinh thì chúng ta không thể nào bảo qua thương hiệu nổi tiếng đến từ Đài Loan - ScienChain đây là những dòng sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho tôm nuôi đồng thời chống lại các loại bệnh thường gặp. Hiện tại, các loại chế phẩm sinh học của ScienChain được Dr.Tom phân phối với số lượng lớn trên thị trường. Dr.Tom đã kết hợp sử dụng sản phẩm trong toàn quá trình nuôi tôm tại Bạc Liêu và cho két quả rất tốt.


Chế phẩm vi sinh được Dr.Tom nhập khẩu chính hãng từ ScienChain


Các dòng sản phẩm mà Dr.Tom cung cấp bao gồm:


1. Men vi sinh

- Bottom – Up chế phẩm sinh học xử lý bùn đáy ao


- Gut-Well - Bổ sung lợi khuẩn đường ruột


- EMS-Proof - Men vi sinh ức chế vi khuẩn Vibrio


- Bac – Up - Vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2


2. Chế phẩm tự nhiên



 Chế phẩm ức chế vi bào tử trùng trên tôm 


- Spore – Out Chế phẩm ức chế vi bào tử trùng 


- HepaNova - Chế phẩm tăng cường chức năng gan, ruột


- Germ – Out - Chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa

- Comprezyme Chế phẩm bổ sung Enzyme tiêu hóa


- Sober – Up Chế phẩm hấp thu độc tố

- Rate – Up Chế phẩm phân cắt vật chất hữu cơ cho ao ương


- HepaNova - Chế phẩm tăng cường chức năng gan, ruột


Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bà con giải đáp được thắc mắc mua chế phẩm vi sinh ở đâu tốt? Để được báo giá tốt nhất về sản phẩm xin vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.



Read more…

Chi phí nuôi tôm ở Việt Nam

tháng 3 24, 2018 |
Việt Nam hiện đang là vựa tôm của thế giới. Nhưng lại chỉ ở Việt Nam có tình trạng chi phí nuôi cao, giá bán cũng cao nhưng người nuôi lại khó giàu. Tại sao lại như thế?


Giá tôm ngoại thế nào?


Giá tôm ở Việt Nam hiện nay vẫn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh tôm giảm. Thị trường ngạc nhiên khi tôm nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam không biết cõng thêm bao nhiêu loại thuế mà giá vẫn rẻ hơn. Mặc dù về chất lượng không ai giám chắc là tôm Việt - tôm Ấn, tôm nào có chất lượng hơn.

Khoảng nửa đầu năm 2015, giá tôm giảm tới 30% lý do được nghiệm ra có lẽ là phần nhiều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm tại Việt Nam đều điêu đứng. Họ cắn răng mua với giá cao hơn thị trường để người nuôi khỏi bỏ ao. Trong khi đó lãi suất vay ngân hàng thì không ngừng tăng.

>>> Cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất

Nuôi nhỏ lẻ dẫn đến chi phí cao


Có câu nói vui là một mùa tôm lãi gánh được 3 mùa lỗ nhưng thực tế lại ít thấy người nuôi giàu lên. Giá tôm bị đẩy lên cao vào những thời điểm mất mùa, thiên tai khi đó người nuôi cũng không thu hoạch được nhiều. Do dó, giá thành cao không bắt nguồn từ người nuôi.

Kiểu nuôi cơ hội, manh mún cũng khó có lãi. Các nông trại nuôi tôm ở Việt Nam phần lớn có diện tích chỉ từ 1 - 2 ha, quá thấp so với các nước trong khu vực.

Dịch bệnh hoành hành không ngừng

Dịch bệnh khiến nhiều hộ nuôi rơi vào cảnh trắng tay. Thời gian vừa qua, dịch bệnh đã bùng phát tại nhiều địa phương với tổng thiệt hại rất lớn. Nguyên nhân được xác định ban đầu là do thời tiết diễn biến thất thường mưa nắng kéo dài. Nguồn giống đầu vào cũng không đảm bảo chất lượng. Hầu hết các bệnh trên tôm hiện nay đều không có cách thức chữa trị triệt để mà thay vào đó phương pháp phòng chống cũng không được nhiều hộ quan tâm.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt người nuôi nên biết
Read more…

Cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất

tháng 3 24, 2018 |
Việc ứng dụng men vi sinh trong nuôi tôm từ lâu đã được người dân thử nghiệm và đem đến hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm bà con cần lưu ý về thành phần, hình thức, chủng loại và cách lựa chọn men vi sinh phù hợp cho từng mục đích. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho quý bà con về tác dụng cũng như cách sử dụng vi sinh trong ao nuôi hiệu quả nhất.

1. Tác dụng của men vi sinh


Trước khi tìm hiểu cách sử dụng vi sinh trong ao nuôi tôm thì trước tiên bà con cần biết tác dụng của men vi sinh là gì?


Men vi sinh có tác dụng phân hủy cặn bã dư thừa và ổn định môi trường ao nuôi

Men vi sinh là những dòng sản phẩm chứa các vi khuẩn có lợi sinh sôi và phát triển nhanh. Sự hiện diện của các vi khuân có lợi sẽ đem đến tác dụng vượt trội:

- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, phân hủy xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn dưới đáy ao.

- Có khả năng giảm các độc tố trong môi trường nước (các loại khí độc như NH3, H2S, NO2 phát sinh), sẽ làm giảm mùi hôi của nước, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

- Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm nuôi (kích thích tôm sản sinh ra kháng thể để ngăn ngừa dịch bệnh)

- Có khả năng ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây hại

- Ổn định độ pH của ao nuôi, ổn định màu nước do vi sinh vật trong men vi sinh gấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển.

- Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn trong men vi sinh có khả năng tiết ra một số chất kháng sinh và enzyme để kìm hãm sự phát triển của dịch bệnh.

- Men vi sinh được trộn vào thức ăn của tôm nuôi để nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm, đồng thời làm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm nuôi.

2. Cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm


Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại vi sinh khác nhau, mỗi loại vi sinh lại đem đến công dụng và cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm là khác nhau. Một số loại vi sinh phổ biến hiện nay:

- Vi sinh Bottom - Up: Chế phẩm xử lý bùn đáy ao nuôi

- Vi sinh Gut - Well: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

- Vi sinh EMS - Proof: Men vi sinh ức chế vi khuẩn Vibrio

- Vi sinh Spore - Out: Ức chế vi bào tử trùng trên tôm

- Vi sinh Antidot: Trung hòa độc tố trong hệ tiêu hóa tôm nuôi

- Vi sinh Hepanova: Tăng cường chức năng gan ruột cho tôm

- Vi sinh Grem - Out: Tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa của tôm


Chế phẩm vi sinh Bac - UP

- Vi sinh Bac - UP: Ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm

- Vi sinh Sober - Up: Hấp thu độc tố môi trường ao nuôi

Các chế phẩm vi sinh có các cách sử dụng khác nhau, để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng chế phẩm vi sinh cho ao nuôi xin vui lòng liên hệ số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
Read more…

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ phòng trị thế nào?

tháng 3 23, 2018 |
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Bệnh do ký sinh trùng có tên là EHP gây ra. Nếu không phát hiện sớm và kịp thời sẽ gây chết hàng loạt, thậm chí 100% ao nuôi tôm.

Hiện tại, bệnh vi bào tử trùng trên tôm được phát hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam,... EHP có thể tìm thấy ở tất cả các nơi trên thế giới.



Vậy chẩn đoán  bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ như thế nào?


Bà con có thể chẩn đoán, phát hiện bệnh vi bàao tử trùng trên tôm bằng phương pháp PCR trên tôm. Đây là phương pháp được người nuôi tôm áp dụng phổ biến hiện nay.

Tham khảo một số sản phẩm như sau:

- Máy PCR di động Pockit Xpress

- Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus

Với việc ứng dụng kỹ thuật xét nghiệp bệnh tôm bằng PCR chẩn đoán chính xác bệnh trên tôm ở mức độ gen (DNA/RNA). Đây là phương pháp cho kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Trong đó, hệ thống PCR POCKIT vận hành dựa trên công nghệ iiPCR (insulated isothermal polymerase chain reaction) hiện đại có thể chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh tôm có nguồn gốc từ vi khuẩn hay virus như EMS/AHPND, WSSV, TSV, IHHNV, Taura…Từ đó, có thể đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.


Phương pháp phòng trị bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ


Bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi do đó bà con cần thực hiện theo các biện pháp sau đây:

- Lựa chọn tôm giống sạch, không nhiễm mầm bệnh

- Chọn thức ăn bởi các nhà sản xuất uy tín, tránh ẩm mốc

- Bổ sung các loại chế phẩm vi sinh vào môi trường ao nuôi nhằm ổn định màu nước, khí độc trong ao nuôi.

- Thêm các loại men vi sinh vào thức ăn cho tôm => tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi

- Bổ sung Spore - Out cho ao nuôi giúp ức chế vi bào tử trùng một cách hiệu quả.

Trên đâu là những chia sẻ về bệnh vi bào tử trùng trên tôm của chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp.

>> Xem thêm: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong nhà kính
Read more…

Quy trình nuôi ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng

tháng 3 23, 2018 |
Muốn có giống tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh, sạch bệnh thì ngoài điều kiện phải chọn được tôm bố mẹ đạt chất lượng thì còn yêu cầu kỹ thuật, quy trình nuôi ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng phải đúng kỹ thuật.

Quy trinh nuoi uong au trung tom the chan trang

Chuẩn bị ao ương ấu trùng tôm


Trước khi thả ấu trùng, bể ương cần được khử trùng bằng hóa chất Clorin ít nhất 1 ngày trước khi thả. Sau đó sục rửa lại bể để tẩy clorin còn sót lại ở bề mặt, cấp nước biển đã qua quá trình xử lý vào bể ương, tiến hành sục khí tạo oxy trong ít nhất 24h trước khi thả ấu trùng tôm vào.

Điều kiện bể ương: ao ương có độ sâu khoảng 1 mét hoặc gần 1 mét, độ mặn từ 28 - 32 phần nghìn, nhiệt độ trong khoảng 25 - 30 độ C, sục khí liên tục. Bể có thể làm từ chất liệu xi măng, nhựa, composite.

Thu và sử lý ấu trùng tôm Nauplius


Sau khi tôm cái đẻ trong bể đẻ, tiến hành thu ấu trùng tôm và chậu hay thùng nhựa to nhỏ tùy thuộc vào số lượng ấu trùng, sục khí nhẹ để ấu trùng phẩn bổ đều. Không nên thả tất cả ấu trùng vào ao ương mà lựa chọn những ấu trùng khỏe mạnh nhất khoảng từ 75 - 80 % toàn bộ lượng ấu trùng. Quan sát cách hoạt động bơi ngược dòng để xác định con khỏe.

Khử trùng ấu trùng bằng Formaline, tắm lại bằng nước sạch rồi thả vào ao ương. Kiểm tra các yếu tố như độ mặn, nhiệt độ của bể ương và bể đẻ, nếu thấy chênh lệch thì cần phải thuần hóa Nauplius.

Chăm sóc ấu trùng Nauplius trong bể ương


Thời gian đầu không cho ấu trùng ăn, khi trên 50% ấu trùng chuyển Nauplius 5 thì bắt đầu cho tảo vào bể ương, vẫn tiến hành sục khí nhẹ đều đặn

Từ giai đoạn Nauplius chuyển sang Zoea. Từ từ tiến hành cho ăn tảo và thức ăn tổng hợp ở các giai đoạn Zoea

Tùy thuộc vào sức khỏe tôm cũng như màu nước mà điều chỉnh giảm dần lượng thức ăn. Vẫn tiến hành sục khí mạnh, đều cho tôm. Quan sát, theo dõi và tiến hành thu hoạch tôm giống đạt chất lượng.

Việc sử dụng các chất kháng sinh có thể giúp ấu trùng không nhiễm bệnh nhưng lại tạo điều kiện cho các dịch bệnh kháng kháng sinh có thể phát triển. Do đó yêu cầu quy trình nuôi ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng an toàn, nói không với kháng sinh

Xem thêm: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong nhà kính
Read more…

Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm

tháng 3 22, 2018 |
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, vấn đề khí độc NO2 luôn là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người nuôi tôm. Do đó, nắm được phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi loại bỏ khí độc một cách an toàn và hiệu quả.


>> Có thể bà con quan tâm: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp

Tìm hiểu khái quát khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Khí NO2 trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc do NO2 đã tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp. Mặt khác, nguồn gốc của khí độc NO2 cũng có thể bắt nguồn từ quá trình bài tiết của tôm nuôi.



Ao nuôi bị nhiễm khí độc NO2 quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm nuôi'

Không gây ảnh hưởng lớn cho tôm nhưng khi hàm lượng khí độc NO2 tăng cao kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Ngoài ra, khí độc NO2 còn đem đến một số tác hại khác như:

- Tôm lột xác không cứng vỏ

- Tôm chậm lớn

- Tôm bị tổn thương mang và phù thủng cơ

Hàm lượng Nitrit trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.

Ngoài ra, không thể nuôi tôm về kích thước lớn. Vậy phương pháp xử lý khí NO2 như thế nào là hiệu quả nhất

Phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm


Để có thể ứng phó kịp thời khi ao nuôi bị nhiễm khí độc NO2 chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp xử lý khí NO2 như sau:

1. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi

Bà con có thể sử dụng vi sinh để xử ký đáy ao nuôi tôm (Tham khảo vi sinh Bac - Up và Bottom - Up) Đây là giải pháp hiệu quả, an toàn với tôm nuôi và đã được sử dụng thành công tại các vụ nuôi ở ĐBSCL.'
Chế phẩm sinh học Bac -Up

2. Thay nước định kỳ cho ao nuôi tôm. 

Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ giúp xử lú khí NO2 trước khi tái cấp cho ao nuôi. Tại ao lắng, xử lý nước bằng oxy già 5 - 10ppm. Oxy già sẽ cung cấp oxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ. 

Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn vì rất tốn chi phí

3. Xử lý ao nuôi

Có thể xử lý CaCl2 lượng 20 - 30 kg/1.000 mét khối định kỳ 2 - 3 ngày nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho tôm. Khi thấy tôm có dấu hiệu ngộ độc NO2, có thể dùng oxy viên 1 - 2 kh/1.000 mét khối đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày.

Trên đây là phương pháp xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo một số loại chế phẩm của chúng tôi để ổn động hàm lượng khí độc trong ao một cách tốt nhất. Liên hệ số Hotline 19002620.



Read more…

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng không phải ai cũng biết

tháng 3 21, 2018 |
Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu? Đây là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng là loại tôm được nuôi ở độ mặn thấp từ 5 - 15/1000. Tôm thẻ chân trắng có khả năng sinh trưởng nhanh trong thời gian ngắn và nuôi được ở mật độ cao. Khi nuôi tôm ở mật độ thấp chỉ nên thả với mật độ vừa phải (từ 80 - 100 con/mét vuông).

Môi trường thuận lợi cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển: Nhiệt độ nước từ 28 - 30 độ C, độ mặn tốt nhất từ 10 - 15/ 1000, độ pH dao động từ 7,5 - 8,5, độ trong là từ 30 - 40 cm, nước cần có màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc có màu mận chín.


Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 - 15/1000

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp


Hiện tại, độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở mức thấp, ở trong môi trường này tôm có nhiều ưu điểm hơn:

- Cải thiện chất nước nước giúp tôm thích nghi tốt hơn.

- Cải thiện được chất dinh dưỡng tập trung dựa trên việc thay đổi khẩu phần ăn cho tôm bằng cách bổ sung dinh dưỡng cần thiết để cải thiện khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu.


Điều chỉnh độ mặn nuôi tôm thẻ chân trắng về mức thích hợp sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất

=> Tuy nhiên, khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp quý bà con cần lưu ý:

- Thường xuyên quan sát, theo dõi đáy ao nuôi, sử dụng chế phẩm vi sinh Bottom - Up để xử lý và làm sạch nguồn nước.

- Trong trường hợp tảo phát triển quá mức nên sử dụng chế phẩm vi sinh để diệt tảo, tiến hành thau nước để giảm mật độ tảo.

- Bổ sung vào khẩu phần thức ăn hàng ngày các loại vitamin, men tiêu hóa có lợi và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

- Độ mặn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác như độ pH, độ kiềm và hàm lượng oxy trong ao nuôi. 

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

Read more…

Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt người nuôi nên biết

tháng 3 20, 2018 |

Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình nuôi bởi nó quyết định đến chất lượng của tôm nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con kỹ thuật nuôi tôm sú và cách chọn giống tôm sú đã được áp dụng vào thực tế và đem đến thành công cho vụ nuôi. Hãy cùng theo dõi nhé!


Những điều cần biết về tôm sú


Trước khi đi tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt thì quý bà con cần phải hiểu được đặc điểm và đặc tính của tôm sú.


Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt cho năng suất cao

Tôm sú là loại tôm sống ở vùng nước lợ (độ mặn dao động từ 15 - 25/1000). Do đó, tôm thường sống ở gần biển, tuy nhiên tôm vẫn có khả năng sống ở nước ngọt nếu người nuôi theo đúng kỹ thuật. Tôm sú có kích thước lớn hơn tôm thẻ, nuôi mau lớn mà được giá, vì lẽ đó mà có nhiều người dân Việt Nam đã tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt.

Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt thành công


Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt cơ bản giống cơ bản giống với việc nuôi tôm sú nước mặn và nước lợ. Quý bà con cần thực hiện như sau:


Ao nuôi tôm sú nước ngọt được trang bị quạt nước đầy đủ

1. Chuẩn bị ao nuôi.


- Ao nuôi cần phải là ao thuần nước ngọt ở những khu vực miền núi, nước ngọt dồi dào, chất nước tốt, ao nuôi ở những vị trí có thể cấp và tháo nước dễ dàng. 

- Tiến dọn ao, vét bùn phơi khô 2 ngàu sau đó bơm nước vào ao khoảng 20 - 30 cm, bón vôi theo liều lượng quy định của chuyên gia. 

- Bơm nước ngọt mới vào ao khoảng 150 - 160 cm.

2. Ngọt hóa tôm giống

- Chọn giống tôm sú tốt, áp dụng phương pháp PCR để xét nghiệm, loại bỏ những con tôm bị nhiễm bệnh.

- Đối với kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt thì cần chọn tôm giống có đặc tính sinh trưởng ở vùng nước có độ mặn thấp khoảng 7%.

- Tiếp tục tiến hành ngọt hóa tôm giống xuống độ mặn 1% (dùng nước biển pha với nước ngọt để thuần hóa tôm giống).

- Sau khi đã được ngọt hóa tôm giống thì cần phải thả tôm giống xuống ao vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, đảm bảo nhiệt độ ở mức quy định, khi thả tôm giống nên đứng đầu ngọn gió để tôm dễ dàng bơi xung quanh hồ.

3. Cho tôm ăn


Cho tôm ăn cũng là một trong những kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt, do đó bà con cần chú ý:

- Giai đoạn đầu cho tôm ăn 1 lần/ ngày vào buổi tối

- Thời kỳ giữa và cuối vụ cho tôm ăn 2 lần/ ngày vào 6h sáng cho ăn 35% và 5h chiều cho ăn khoảng 65% tổng lượng thức ăn.

Lưu ý: Quý bà con nên dùng thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm nuôi. Mặt khác, bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học vào khẩu phần thức ăn và bón men vi sinh cho ao nuôi. 


Để được tư vấn kỹ hơn về các loại chế phẩm sinh học cho kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.

Chúc quý bà con có mùa vụ bội thu!
Read more…