Triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm sú và cách khắc phục

tháng 12 04, 2018 |

Bệnh phân trắng ở tôm sú là một bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và làm giảm năng suất, hiệu quả cũng như gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con , bệnh xuất hiện vào giai đoạn tôm phát triển mạnh khoảng 40-50 ngày tuổi, và xuất hiện chủ yếu vào mùa nóng, khi thời tiết nắng nóng liên tục làm nhiệt độ nước tăng cao, kết hợp với mật độ nuôi dày , ao nuôi cải tạo không đạt yêu cầu sẽ làm dịch bệnh bùng phát rất nhanh.



 Triệu chứng bệnh:
– Xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió.
– Tôm giảm ăn.
– Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng ở phần cuối ruột.
– Tôm bị ốp, mỏng vỏ, teo nhỏ dần.
– Tôm chậm lớn.
* Nguyên nhân:
Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
– Tảo độc tiết ra độc tố, phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm.
– Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
– Do nhiễm nguyên sinh động vật ( Gregarine ).
– Do nhiễm độc tố thức ăn ( Aflatoxin ).


* Phòng bệnh:
– Thực hiện giải pháp bù đắp sinh học trong hệ thống nuôi tôm: Thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô để tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh tôm. Gây màu nước bằng phân trùn ( 6 – 10 kg/1.000 m3 nước ), định kỳ bón E.M ( 2lít/1.000 m3 ) để bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.
– Tăng cường mức nước trong ao, độ sâu: 1,2 – 1,5 m.
– Mật độ thả nuôi nên phù hợp điều kiện thiết bị kỹ thuật hiện có.
– Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng cao kết hợp cùng thuốc trị bệnh phân trắng 
XEM THÊM: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và biện pháp khắc phục


Read more…

Bệnh đốm trắng trên tôm sú và biện pháp khắc phục

tháng 11 21, 2018 |

Nuôi tôm là một nghề luôn đối mặt với muôn vàn rủi ro, các dịch bệnh , điều kiện thời tiết không thuận lợi gây thiệt hại rất lớn cho bà con nuôi tôm. Bệnh đốm trắng trên tôm sú là một trong những bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ chết rất cao, thời gian bệnh rất nhanh và tôm chết nhanh. Để khắc phục được bệnh bà con cần nắm vững những kiến thức cơ bản về bệnh để có được cách khắc phục tốt nhất, nhanh chóng, kịp thời , hạn chế mọi rủi ro.




Triệu chứng bệnh đốm trắng ở tôm sú có thể nhiều loại, do nhiều nguyên nhân. Có thể do tác nhân môi trường hoặc vi khuẩn, virus. Mỗi tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm sú sẽ có những đặc điểm khác nhau và cần xử lý khác nhau.
Các tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm sú
Bệnh tôm sú có thể do khâu cải tạo ao sử dụng lượng vôi lớn làm pH trong nước lớn và kéo dài. Cùng với đó là độ cứng của nước cao, tôm hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm hình thành những đốm trắng (đốm vôi) trên vỏ tôm sú.



Biểu hiện bệnh đốm trắng trên tôm sú có thể do các vi khuẩn tấn công.
Tôm bị đốm trắng cũng có thể do virus có độc lực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau của tôm, thường trên tế bào biểu mô da. Gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.
Biểu hiện thông thường bệnh đốm trắng trên tôm sú
Yêu tố môi trường có thể là tác nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm sú. Biểu hiện là tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hay phần vỏ ở vùng sống lưng nhưng vẫn khỏe mạnh, không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; nhưng, chu kỳ lột xác sẽ dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.
Với những kiến thức cơ bản trên về bệnh đốm trắng trên tôm sú có thể giúp bà con có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh và có cho mình những hướng giải quyết tốt nhát.
->>> Có thể bạn quan tâm : Khắc tinh của bệnh đốm trắng trên tôm


Read more…

Những điều cần biết về môi trường nuôi cấy MRS

tháng 11 20, 2018 |

Môi trường nuôi cấy mrs là gì ? Công thức của môi trường mrs được tạo ra như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Môi trường MRS được hiểu đơn giản là môi trường cơ bản, được sử dụng rất phổ biến trông nuôi trồng thủy sản.


MRS được sử dụng bằng cách : hòa tan 62g mmoi trường mrs trong 1l nước cất, sau đó đun sôi hỗn hợp hòa tan và đổ vào ống hoặc chai, bình và đem đi hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 121 độ c trong 15-20 phút.
Công thức môi trường MRS được phát triển nhằm thay thế và cung cấp môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng của giống vật nuôi.
Môi trườn mrs hay còn gọi là môi trường nuôi cấy vi khuẩn lactic, kỹ thuật áp dụng bà con tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Mẫu xác định chứa lactobacilli phải được ngâm, hòa loãng và nếu cần thiết phải trộn lẫn trong dung dịch chứa MRS Broth.
- Hòa tan 1ml mẫu, đổ lên đĩa Petri đã tiệt trùng. Sau đó đổ dung dịch MRS Agar (45°C) vào đĩa và trộn đều.
-  Khi môi trường trong đĩa đông lại, đổ thêm một lớp MRS Agar nữa phủ lên bề mặt.
-  Đĩa thạch được giữ ấm theo mô tả bên dưới. Điều quan trọng là phải tạo độ ẩm thích hợp để tránh làm khô đĩa thạch trong quá trình giữ ấm. Sự có mặt của carrbon dioxide sẽ giúp cho sự tăng trưởng của vi khuẩn và môi trường tốt nhất nằm ở khoảng 5% CO2.


Phương pháp giữ ấm:
42°C thermophilic: 2 ngày
35°C mesophilic: 2 ngày
30°C + 22°C mesophilic-psychrotrophic: 2+1 ngày
25°C psychrotrophic:3 ngày
Hi vọng với những chia sẻ trên bà con sẽ có thêm kiến thức về môi trường nuôi cấy lý tưởng mrs.
->>> Có thể bạn quan tâm: cách thả tôm giống sống nhiều 


Read more…

Cách thả tôm giống sống nhiều đem lại hiệu quả cao

tháng 11 19, 2018 |

Có dược một vụ nuôi tôm thành công, bên cạnh những yếu tố về chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, phương pháp chăm sóc, điều kiện thời tiết….. thì cách thả tôm giống sống nhiều đóng một vai trò quan trọng, với những vụ tôm được thả giống đúng cách sẽ giúp tôm có một sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, là khởi đầu cho suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi của con tôm.
Cách thả tômg giống đạt hiệu quả sống cao cần phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các công đoạn như: lựa chọn vị trí thả, chuẩn bị đón tôm, môi trường thuần, và thả giống xuống ao nuôi.



Phương pháp thả giống:
- Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao, . Có 2 cách thả tôm tốt như sau:
Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5 phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao, đây có thể coi là kỹ thuật thả giống tôm thẻ


Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 - 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn lại.

Read more…

Khắc tinh của bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú

tháng 11 17, 2018 |

Bệnh đốm trắng trên tôm do một loại virus gây ra, hậu quả gây thiệt hại kinh tế rất lớn, tôm có thể chết hàng loạt lên tơi 90% . Để đối phó ngăn ngừa bệnh , các nhà khoa học đã nghiên cứu ra loại thuoc chuyen tri benh dom trang là chế phẩm Probiotic.


Trên thực tế thì nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam bởi nước ta có đường bờ biển dài trải khắp từ Bắc vào Nam, bởi vậy mà việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp ngăn ngừa những dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản là điều cốt lõi , vô cùng quan trọng.
Có thể thấy những năm gần đây , năm nào Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, và việc kiểm soát dịch bệnh vô cùng gian nan do điều kiện thời tiết bất lợi.
Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim…). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.
Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.


Qua theo dõi, nhận thấy bệnh đốm trắng xảy ra trong năm qua ở cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110 ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng 60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng.
Để giải quyết vấn nạn bệnh đốm trắng trên tôm, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra chế phẩm sinh học probiotic là khắc tinh của bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Trên quá trình thực nghiệm thì chế phẩm đã cho kết quả rất tốt, đáp ứng tới 70% khả năng miễn dịch với bệnh đốm trắng
Hi vọng với kiến thức trên sẽ giúp bà con có cho mình kiến thức phòng trị bệnh đốm trắng hiệu quả nhé.
                              - vai trò của giai pháp a trong nuôi tôm




Read more…

Tầm quan trọng của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng tôm

tháng 11 16, 2018 |

Hàng năm sản lượng tôm lại bị suy giảm bởi các dịch bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra. Ngoài việc dùng kháng sinh để kiểm soát phần lớn các dịch bệnh thì các nhà khoa học khuyên dùng các chế phẩm sinh học trong thủy sản để tăng cường phòng bệnh cho tôm hơn là việc chữa trị bệnh.



Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong thủy sản được xem là phương pháp an toàn có lợi để phòng chống các dịch bệnh phổ biến trên tôm như: bệnh dịch ems trên tôm, vi khuẩn gây bệnh đốm trắng….
Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn ngặn bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hóa trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thủy sản sạch và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.



Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hóa học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, chế phẩm sinh học hay các “vi khuẩn có lợi” còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.


Read more…

Vai trò của giải pháp A trong nuôi trồng tôm

tháng 11 15, 2018 |

Giải pháp A nuôi tôm an toàn và hiệu quả là kết quả có được qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm về các vấn đề người nuôi tôm gặp phải và tìm ra phương hướng giải quyết sao cho ảnh hưởng ít nhất tới hiệu quả kinh tế.

A Solution (giải pháp A) không đơn thuần là sử dụng 1 sản phẩm mà là tập hợp của 1 chuỗi các sản phẩm nhằm giúp cho bà con nuôi tôm có đủ những kiến thức và các thiết bị xét nghiệm, làm quan trắc chính xác ao nuôi để có những biện pháp phòng chống tác nhân gây bệnh và điều trị bệnh trên tôm tốt nhất.
Để nắm rõ về giải pháp A bà con nuôi tôm cần :
-     - trang bị một lượng kiến thức khoa học thực tế vào quy trình nuôi tôm
-     - Trang bị các thiết bị, công cụ hỗ trợ trong việc chẩn đoán cũng như phát hiện sớm bệnh dịch tại ao nuôi như : đĩa thạch TCBS Agar Plate, đĩa thạch Marine Agar Plate, đĩa thạch MRS Agar Plate,
-      - Sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn

GIải pháp A giới thiệu tới bà con nuôi tôm những chế phẩm sinh học có nguồn gốc xuất sứ từ Đài Loan nhằm mục đích : tiêu diệt mầm mống gây bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm, duy trì môi trường nuôi tốt như: môi trường nuôi cấy mrs
Hiện nay giải pháp A đang được áp dụng rộng rãi với khu vực nuôi trồng tôm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và đã được thí nghiệm thành công tại Bạc Liêu.
Mọi thắc mắc cũng như những vấn đề còn băn khoăn bà con nuôi tôm có thể gọi trực tiếp tới số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ
Hotline: 19002620
                            - kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng



Read more…

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

tháng 9 05, 2018 |
Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là một ngành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Để giúp bà con có thể tiết kiệm diện tích nuôi trồng, tăng năng suất và rút ngắn thời gian thu hoạch, sau đây Dr.Tom sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao hiệu quả nhất.

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đúng chuẩn nhất

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đúng chuẩn nhất

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao


Trong khi những người nuôi tôm có quy mô nhỏ tập trung dạng nuôi quảng canh cải tiến thì sau khi đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo lại ao hồ họ đã tiến hành nuôi mật độ cao và đạt được thành công lớn. Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng từ 100 con/ m2 trở lên sẽ gặp phải nhiều trở ngại như tôm chậm lớn, kích cỡ không đồng đều, dịch bệnh sẽ xảy ra. Vì thế, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cần phải lưu ý các vấn đề sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ


- Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ có diện tích khoảng 4.600 m2, ao hình chữ nhật, đáy bùn cát, hệ thống cấp nước thuận lợi có thể chủ động về nguồn nước và vệ sinh.

- Tiến hành nạo vét vệ sinh đáy ao, lấp đầy các hang lỗ do sinh vật như cua, cáy…

- Phơi ao nuôi từ 7 – 10 ngày sau đó cấp nước vào ao sâu 6 cm (lọc kỹ loại bỏ tạo chất và cá nhỏ) rồi tiến hành bón phân tổng hợp, vi dinh trước 10 ngày để gây thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Duy trì nước ao có màu vàng lục, độ trong 26 – 30 cm.

- Tạo dựng ao nuôi có hệ thống oxy cho đáy, lắp đặt hệ thống quạt nước tạp được các khi vực gom mùn bã, thức ăn dư thừa ở dưới đáy ao.

2. Chuẩn bị con giống


Lựa chọn giống tốt khi nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao

Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, chất lượng đã qua kiểm định

- Chọn tôm giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh (cỡ khoảng 1cm), Dr.Tom khuyên bà con ứng dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra các loại bệnh trên tôm thẻ. Đây là phương pháp giúp chuẩn đoán chính xác các loại bệnh một cách nhanh chóng.

- Thả với số lượng khoảng 19.000 com, mật độ thả là 46,2 con/ m2.

3. Điều tiết chất nước


- Trong 25 ngày đầu không thay nước để đảm bảo tôm phát triển ổn định với mực sâu khoảng từ 80 -120 cm.

- Từ ngày 26 – 65 cho thêm nước vào ao nuôi, giữ mực nước sâu khoảng 120 – 150 cm.

- Luôn giữ màu nước ổn định, đảm bảo thời gian quạt nước phải đảm bảo 24/24 khi nuôi từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch.

4. Cho tôm ăn hợp lý


- Thức ăn cho tôm cần phải đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và mua ở những địa chỉ uy tín để giúp tôm sinh trưởng và phát triển đều đặn. Đặc biệt, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát theo đúng quy định.

- Trong giai đoạn đầu khi mới thả, bà con nên cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp loại nhỏ sau đó tăng dần kích cỡ, chia đều lượng thức ăn cho tôm ăn 1 ngày 4 lần vào thời điểm: 10h sáng, 2h chiều, 7h tối và 23h đêm.

- Trong giai đoạn cuối vụ, cho tôm ăn 5 lần/ngày vào các thời điểm: 7h sáng, 11h trưa, 15h chiều, 19h tối và 23h đêm.

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao rất dễ gây ra những dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh đốm đen, bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng,… vì thế, ngay từ đầu bà con cần phải nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng các vi sinh để diệt khuẩn, xử lý ao nuôi, đồng thời bổ sung thêm các loại chế phẩm tự nhiên, Vitamnin vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh chóng.

Hy vọng với những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức, áp dụng và đạt được năng suất cao trong mùa vụ này. Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi!

XEM THÊM:




Read more…

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng miền tây

tháng 9 05, 2018 |
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất cao mà ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây dưới đây sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, năng suất cao, ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.

kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây đạt năng suất cao

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao ở miền tây

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây


Đối với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng miền tây, bà con cần phải chú trọng từ khâu chuẩn bị, cải tạo ao cho đến khâu thả giống và quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể như sau:

  • Cải tạo và gây màu nước cho ao nuôi

- Cải tạo ao nuôi: tháo cạn nước, phơi đáy ao từ 10 – 15 ngày sau đó cấp nước cho ao với độ sâu khoảng 20 cm rồi bón vôi cho ao nuôi để tiêu diệt tạp chất và các độc tố trong ao nuôi. Sau 3 – 6 ngày, tháo cạn nước trong ao nuôi và tiến hành rửa ao 3 lần. Cuối cùng, cấp nước cho ao nuôi qua túi lọc với chiều sâu khoảng 2 m.
- Cách gây màu nước: bón phân đạm và phân lần theo tỷ lệ 1/9 với liều lượng 1,5 kg.ha để nuôi nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoan đầu.

  • Thả giống tôm thẻ chân trắng

- Lựa chọn tôm giống là một bước quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do đó, bà con cần lưu ý chọn giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài khoảng 1 cm, đồng thời sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để loại bỏ những con mang mầm bệnh.

sử dụng pockit chuẩn đoán bệnh trên tôm - Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Pockit cầm tay xét nghiệm bệnh trên tôm thẻ, tôm sú

- Thả tôm thẻ với mật độ 15.000 con/ha, thời gian thả vào buổi chiều hoặc sáng sớm lúc mà thời tiết mát mẻ, nên thả tôm trong túi trong 30 phút rồi mới mở túi cho tôm bơi dần da ao nuôi. Lưu ý: không nên thả tôm khi trời mưa to.

  • Quản lý ao nuôi mỗi ngày

- Thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi, duy trì độ pH từ 7, 5 – 8,5, độ trong khoảng 40 – 60 cm. Trong trường hợp nồng độ khí độc ao nuôi tăng cao, sử dụng Bac – Up để giảm nồng độ khí độc NH3/NO2.



- Sử dụng định kỳ Sober – Up cho ao nuôi 1 lần/ 1 tuần để hấp thu độc tố từ tảo, nấm, AHPND/EMS, đồng thời cải thiện chất lượng nước, tối ưu hóa môi trường ao nuôi.




- Chọn thức ăn công nghiệp cho tôm, cho ăn bằng sàng với liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Tháng đầu cho ăn từ 5 – 6 bữa rải rác trong 1 ngày. Từ tháng thứ 2 cho tôm ăn 4 bừa/ 1 ngày. Trong trường hợp tôm phát triển không đồng đều tiến hành cho ăn dặm quanh ao nuôi.



cho tôm ăn bàng sàng - Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất

- Trộn chế phẩm vi sinh CompreZyme với thức ăn cho tôm 1 lần/ 1 ngày giúp tôm chuyển hóa các loại protein khó tiêu, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.



- Tránh để thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, sử dụng chế phẩm Rate – Up để phân cắt thức ăn dưa thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi.




- Thường xuyên sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để chuẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời từ đó có phương pháp phòng trị bệnh tốt nhất.


  • Thời điểm thu hoạch

Sau khi tôm đạt kích cỡ từ 60 – 80 con/kg thì tiến hành dùng lưới để thu hoạch. Đựng tôm trong thùng có đá để giữ được độ tươi cho tôm.



Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây trên đây đã được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng và đạt được năng suất cao trong mùa vụ. Để được Dr.Tom tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.


XEM THÊM:

>> Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột hiệu quả nhất

>> Bổ sung kali cho ao nuôi tôm để làm làm gì?

Read more…

Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột hiệu quả nhất

tháng 8 16, 2018 |
Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột tốt nhất? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong những ngày vừa qua. Hãy cùng chúng tôi đi tìm cách chữa trị bệnh đường ruột trên tôm một cách tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!


Các dấu hiệu khi tôm bị trống đường ruột


Tôm bị trống đường ruột thường có các dấu hiệu sau đây:

- Tôm giảm ăn rõ rệt, tôm chậm lớn

- Đường ruột bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn ở trong đường ruột

- Thức ăn trong đường ruột không cố định, dịch chuyển khi lắc nhẹ

- Kiểm tra nhá thức ăn thấu phân suông, dễ rã, ngắn, có màu sắc nhợt nhạt khác xa với màu phân bình thường (kiểm tra nhá 15 - 20 phút mỗi ngày)


Vậy cách chữa trị tôm bị trống đường ruột tốt nhất??


Khi phát hiện tôm bị bệnh thì cách chữa trị tôm bị trống đường ruột thì bà con cần thực hiện các cách sau:

- Trộn 25g/25 ml vôi tôi với 1kg thức ăn cho ăn từ 5 - 7 ngày.

- Trộn 10 - 15 g tỏi xay ngâm 1 giờ lấy nước cho 1 kg thức ăn từ 5 - 7 ngày.

- Lưu ý cử sáng trộn vôi, cử trưa trộn tỏi, cử chiều trộn vôi. 

Sau khi tôm hồi phục nên bổ sung các loại chế phẩm sinh học có lợi cho tôm nuôi, đồng thời bổ sung vitamin C, khoáng chất thiết yếu cần thiết giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột này là kinh nghiệm tôi đã từng áp dụng. Liên hệ ngay số Hotline 19002620 dể được tư vấn kỹ hơn từ các chuyên gia nuôi tôm.


Một số hình ảnh tôm bị bệnh đường ruột rỗng






Read more…

Bổ sung kali cho ao nuôi tôm để làm làm gì?

tháng 8 08, 2018 |
Bổ sung kali cho ao nuôi tôm là một trong những việc làm quan trọng có vai trò trong việc tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về công dụng và cách bổ sung kali cho ao nuôi tôm một cách an toàn và hiệu quả nhất. 

Vậy kali cho ao nuôi tôm là gì?


Kali cho ao nuôi tôm hay còn được gọi là  Potassium DiFormate - Là phân tử axir kép dạng muối đôi làm giảm pH của dạ dày và ruột tôm giúp ích cho sự tăng và do đó làm tăng sự giải phóng các chất lỏng đệm, chứa enzyme từ gan tụy. Formate cũng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và axit hóa sự trao đổi chất của chúng, khiến tế bào vi khuẩn chết. Hơn nữa, vi khuẩn có lợi (Lactobacilli, Bifidobacteria) được hỗ trợ (eubiosis), có thể cải thiện sức khoẻ ruột, khiến tôm khoẻ mạnh hơn.


Bổ sung kali cho ao nuôi tôm


Trong trường hợp tôm bị thiếu kali chính là lúc cơ thể sẽ có những đốm đen liti nhỏ bằng đầu cây kim trên toàn vỏ tôm. Biểu hiện rõ là khi có những đốm trắng đục trên thân ở trong thịt (đục cơ) nẹ thì dễ trị còn nếu vừa bị đục cơ, cong thân thì khó trị và mang đến tử vong. Tình trạng thiếu kali sẽ dẫn đến:

- Tôm chậm lớn, còi cọc 

- Tôm cong thân kéo theo tình trạng đục cơ

Khi phát hiện tôm thiếu kali thì cần bổ sung kali cho ao nuôi tôm kết hợp 1 chút Magie trộn vào thức ăn cho tôm ăn cũng như đánh vào trong nước ao ngay từ đầu vụ.

Kali và Magie sẽ làm tăng cơ thịt, giúp cho cơ bắp rắn chắc, tăng trọng và tăng sức đề kháng cho con tôm.

Bổ sung kali cho ao nuôi tôm là việc làm rất quan trọng, do đó bà con cần thường xuyên theo dõi tình hình ao nuôi để phát hiện kịp thời từ đó có biện pháp bổ sung kali cho ao nuôi tôm hiệu quả. Liên hệ 19002620 để được tư vấn kỹ hơn về cách bổ sung kali cho ao nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: 


Read more…

Chế phẩm sinh học tiếng anh là gì vậy?

tháng 8 08, 2018 |
Trong thời gian gần đây, người dân Việt Nam đã dần quen với "chế phẩm sinh học" để thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh trong nuôi tôm. Vậy, chế phẩm sinh học là gì? Chế phẩm sinh học tiếng anh là gì hay chế phẩm sinh học có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chế phẩm sinh học là gì?

Tiếng Anh của chế phẩm sinh học là probiotics. Từ probiotics – bao gồm hai từ pro có nghĩa là thân thiện hay thiên về và biotics có nghĩa là sự sống, sinh vật. Ngược lại với Antibiotic (kháng sinh) như đã đề cập ở đầu bài viết, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường. Chế phẩm sinh học là sản phẩm được tạo ra bởi con người, bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để tác động tới đối tượng cần cải tạo (đất, nước, đường ruột, v.v).
Probiotics đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người và cả gia súc, gia cầm và cho cây trồng, nông nghiệp. Nhiều vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Lactobacillus, bifidobacterium, phototrophic batteria, lactic acid batteria, yeast, enterococcus … ngoài ra các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được, vi khuẩn ổn định cân bằng đạm. Và gần đây, việc sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản – nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, ốc hương, ếch, v.v là một xu hướng mới (thay thế cho biện pháp dùng kháng sinh như ở đầu bài viết hoặc loại bỏ việc dùng các chất diệt khuẩn như clorine).
Tôm khỏe mạnh nhờ dùng chế phẩm sinh học
Các chủng loại chế phẩm sinh học:
- Nhóm 1: gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, lactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…
- Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.
- Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.

Tác dụng của chế phẩm sinh học


- Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh:

Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hoá trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều bà con nuôi tôm từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nha Trang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, v.v đã và đang sử dụng chế phẩm sinh học, phản hồi với công ty Tin Cậy là chế phẩm sinh học rất tuyệt vời- khống chế rất tốt tảo độc (có hại) và cho màu nước rất đẹp.
Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng ạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.
- Cải thiệt hệ tiêu hoá:
HepaNova phục hồi chức năng gan ruột cho tôm nuôi
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin,… Trong nuôi các, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp đã cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin
Liên hệ ngay 19002620 để được tư vấn về các loại chế phẩm sinh học sử dụng phổ biến trong ao nuôi tôm.
Read more…

Tôm bị đốm đen là do đâu? Phòng chống thế nào cho hiệu quả?

tháng 7 31, 2018 |
Tôm bị đốm đen là do đâu? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý bà con nuôi tôm. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả nhất. 

Tìm hiểu khái quát bệnh đốm đen trên tôm là gì?


Bệnh đốm đen trên tôm là căn bệnh xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ li ti nằm rải rác khắp thân hoặc tạp thành từng đốm lớn có màu sắc đen hoặc màu tối, đuôi bị mòn và kèm theo đó là những biểu hiện như: Tôm giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ, khi bị nặng ruột tôm thường rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đen và có mùi hôi. 

Trong nhiều trường hợp tôm thẻ đã lột xác và sắp đến lúc thu hoạch vẫn mắc bệnh đốm đen, mặc dù tôm bị mắc bệnh đốm đen vẫn có thể sử dụng được nhưng giá thành thường giảm và gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.



Vậy tôm bị đốm đen là do đâu?


Theo kết quả nghiên cứu, tôm vị đốm đen là do một loài vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước ao nuôi. Đây là loài vi khuẩn này có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm bằng các chất men đặc biệt được chúng tiết ra. 

Bệnh xuất hiện ở những ao nuôi dơ bẩn bị ô nhiễm tích tụ lại khí độc như NH3, NO2, H2S khiến hàm lượng oxy trong nước giảm chính là nguyên nhân chính tạp điều kiện cho loài vi khuẩn này phát triển.


Tôm bị đốm đen thì phải làm sao?


Tôm bị đốm đen hiện tại chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, do đó người nuôi cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng và vệ sinh ao nuôi

- Định kỳ kiểm tra chất lượng nước cho ao

- Định kỳ chài tôm để kiểm tra tình hình sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu của bệnh chết sớm để có biện pháp phòng bệnh kịp thời

- Luôn đảm bảo các thông số như: pH, Oxy, hàm lượng kim loại,... thường xuyên kiểm tra lượng khí độc tồn trong ao nuôi

- Nuôi tôm với mật độ thả hợp lý đúng quy trình và phải chọn tôm giống khỏe mạnh, không bệnh tật

- Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản và vi sinh xử lý khí độc để khử các chất độc, chất ô nhiễm lắng tụ trong lớp bùn đáy cũng như khí độc phát sinh

- Bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng đồng thời

- Trộn chế phẩm sinh học với thức ăn giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mầm bệnh cho tôm nuôi

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về tôm bị đốm đen là do đâu sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức về bệnh đốm đen trên tôm từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Liên hệ 19002620 để được tư vấn từ chuyên gia thủy sản.

Read more…