Trong bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi xin gửi đến bà con nuôi tôm những kiến thức về bệnh cong thân trên tôm,
nguyên nhân tôm bị cong thân cũng như một vài giải pháp để khắc phục tình trạng này.
1. Bệnh cong thân ở tôm là gì?
Bệnh cong thân rất hay gặp ở tôm thẻ chân trắng, bệnh gây thiệt hại không nhỏ đến cả vụ nuôi nên cần đặc biệt quan tâm. Với những ao nuôi có thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng rất dễ bị nhiễm bệnh vì lúc này ao nuôi có thể bị ô nhiễm, thiếu khoáng chất cho tôm cũng như mật độ nuôi quá cao.
>> Xem thêm: thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Bệnh có thể phát hiện dễ dang với biểu hiện thân tôm bị cong áp sáp vào phần giáp ngực, tôm cũng có thể bị đục cơ.
2. Nguyên nhân tôm bị cong thân
Một vài những nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Tôm bị sốc do biến đổi môi trường: nhấc sàng ăn lên kiểm tra tôm, chài tôm vào thời điểm thời tiết nắng nóng ban ngày là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm bị cong thân. Tôm khi rời khỏi mặt nước sẽ bị sốc nhiệt, búng mạnh và nhảy bật lên. Khi trở lại mặt nước những con bị cong thân sẽ chết do không tự duỗi thẳng ra được. Do đó bà con cần chú ý kiểm tra sàng ăn vào thời điểm mát mẻ để tránh ảnh hưởng đến tôm
- Lượng oxy hòa tan trong ao thấp: hệ thống quạt nước không đáp ứng đủ công suất so với diện tích ao nuôi. Bên cạnh đó là sự tích tụ các rác thải hữu cơ trong ao, xuất hiện nhiều tảo độc khiến hàm lượng oxy trong ao xuống thấp. Mặt khác, khi tắt bật quạt nước trong ao cũng là nguyên nhân khiến tôm bị cong thân do tôm bị giật mình, nhảy khỏi mặt nước. Do đó bà con chú ý không nên tắt toàn bộ dàn quạt khi cho tôm ăn mà cần duy trì tối thiểu 1 hệ thống để tránh tôm bị giật mình khi bật lại dàn quạt nước.
- Hàm lượng khoáng ít: một số khoáng chất không được bổ sung cho tôm trong thức ăn dẫn đến tôm thiếu chất tạo lớp vỏ cứng cáp cho tôm.
Xem thêm:
>>>
Bệnh đen mang trên tôm
>>>
Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét