Tảo đỏ trong ao nuôi tôm xử lý thế nào hiệu quả nhất?

tháng 2 28, 2018 |
Tảo đỏ trong ao nuôi tôm là một trong những loại tảo độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho quý bà con sơ lược về tảo đỏ và cách loại bỏ tảo đỏ sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Khái quát về tảo đỏ trong ao nuôi


Tảo đỏ hay còn được gọi là tảo giáp chúng sống chủ yếu ở nước mặn và có khoảng 10% sống trong nước ngọt. Trong đó, có tới 50% sống tự dưỡng còn lại sống dị dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 2000 loại tảo giáp được biết đến, trong đó có 60 loài có khả năng sản sinh độc tố phức tạp, là một nhóm tảo rất bền.


Tảo đỏ trong ao nuôi tôm 

Trong ao nuôi tôm, tảo đỏ được hình thành do các chất dinh dưỡng dư thừa trong ao nuôi, hoặc cũng có thể do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Khi tảo đỏ phát triển với mật độ cao sẽ làm nước ao nuôi có màu đỏ, mặt nước sẽ có nhiều váng màu nâu đỏ.

Trong trường hợp tôm ăn phải tảo đỏ chúng sẽ không tiêu hóa được, nhiều trường hợp tôm bị tắt nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn có quá nhiều tế bào tảo đỏ trong ruột.

Vậy cách phòng ngừa và diệt tảo như thế nào an toàn và hiệu quả nhất?


Tham khảo ngay cách phòng ngừa  và diệt tảo đỏ trong ao nuôi dưới đây:


Hiện tượng thủy triều đỏ

- Cách phòng ngừa:

+ Tránh lấy nước vào ao nuôi trong giai đoạn tảo nở hoa từ các nguồn nước lân cận.

+ Tiến hành quan sát nguồn nước thấy có hiện tượng nở hòa thì không nên cấp nước vào ao nuôi mà nên chọn nguồn nước thích hợp.

+ Thường xuyên quan sát kết hợp với điều chỉnh lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi, tránh để thức ăn dư thừa tạo điều kiện thuận lợi cho tảo đỏ phát triển.



- Diệt tảo đỏ trong ao nuôi.

+ Chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để diệt tảo trong ao nuôi đồng thời loại bỏ chất dư thừa, cặn ba dưới ao nuôi. (Tham khảo một số loại chế phẩm sinh học như: Bac - Up, Rate - Up ,..)

- Các vi sinh sẽ giúp diệt tảo đỏ, làm sạch nguồn nước, ổn định các yếu tố môi trường.

Hy vọng với những chia sẻ về tảo đỏ trong ao nuôi tôm vừa rồi sẽ giúp quý bà con nắm được các kiến thức cơ bản vận dụng vào thực tiễn một cách an toàn và hiệu quả nhất.

>>> Xem nhiều bài viết hơn nữa:


Read more…

Tìm hiểu khái quát về độ kiềm trong ao nuôi tôm

tháng 2 26, 2018 |
Trong ao nuôi tôm, độ kiềm tuy ít ảnh hưởng đến các yếu tố như mật độ tảo, hàm lượng oxy, ... nhưng để vụ nuôi thành công thì việc quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm là yếu tố quan trọng mà bà con cần phải lưu ý.

Tìm hiểu khái quát về độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm trong ao nuôi tôm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ như bicarbonat, carnonat, hydroxit,...


Độ kiềm trong ao nuôi tôm ảnh hưởng ít nhiều đến tôm nuôi

- Tùy vào từng loại tôm khác nhau mà độ kiềm thích hợp cho nuôi tôm là khác nhau, cụ thể:

+ Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ chân trắng ở mức 120 - 180mg CaCO3/l.

+ Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 80 - 120mg CaCO3/l.

Đặc biệt, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp hoặc có nhiều hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh thì cần phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm, để nắm được tình hình và điều chỉnh một cách tốt nhất.

>> Xem thêm:

  > Cách tạo môi trường kiềm trong ao nuôi tôm
  > Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Vậy cần quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm như thế nào?


- Đối với những ao nuôi có độ kiềm ở mức cao lúc này mật độ tảo trong ao nuôi cũng cao thì chúng ta nên thực hiện các phương pháp sau đây:


Độ kiềm trong ao nuôi tôm tăng giảm thì phải làm sao?
+ Tiến hành thay nước 1 tuần 3 lần, chỉ nên thay khoảng từ 20 - 30% lượng nước trong ao nuôi tôm.

+ Đối với những ao nuôi không thể thay nước được thì cần chạy quạt nước vào ban ngàu, kết hợp với việc dùng chế phẩm sinh học để xử lý tảo và xác tảo chết dưới ao nuôi tôm.

- Đối với trường hợp độ kiềm ao nuôi tôm ở mức thấp nguyên nhân do ao nuôi bị nhiễm phèn, ô nhiễm ao nuôi thì lúc này ta chỉ cần thực hiện theo các phương pháp sau đây:

+ Tiến hành loại bỏ ốc, vẹm, các vật thể trung gian ra ngoài môi trường ao nuôi.

+ Tiến hành bổ sung khoáng chất cho ao nuôi tôm.

+ Sử dụng các loại chế phẩm sinh học có lợi cho ao nuôi, ổn định nguồn nước, cân bằng môi trường ao nuôi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về độ kiềm trong ao nuôi tôm. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con chủ động điều chỉnh độ kiềm trong ao nuôi một cách tốt nhất.
Read more…

Cách tạo môi trường kiềm trong ao nuôi tôm

tháng 2 23, 2018 |
Nắm vững được cách tạo môi trường kiềm cho ao nuôi tôm dưới đây sẽ giúp bà con chủ động trong việc điều chỉnh độ kiềm trong ao giúp tôm sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Vậy tạo môi trường kiềm bằng cách nào là tốt nhất? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái quát về độ kiềm trong ao nuôi tôm


Độ kiềm trong ao nuôi tôm chỉ khả năng trung hòa của nước, chúng thể hiện chủ yếu tổng số các iom có tính bazơ. Thông thường, độ kiềm có liên quan mật thiết với mật độ tảo, độ pH trong ao nuôi, đồng thời chúng có tính chất đệm pH và cung cấp khí CO2 cho sự quang hợp của các loại thực vật có trong nước.


- Độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm sú như sau:

+ Tôm mới thả độ kiềm thích hợp trong khoảng 80 - 100 ppm

+ Tôm nuôi từ 45 ngày trở lên 100 - 130 ppm

+ Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên 130 - 169 ppm

- Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ:

+ Đối với tôm mới thả độ kiềm thích hợp trong khoảng từ 100 - 120 ppm

+ Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên độ kiền thích hợp nằm trong khoảng 150 - 200 ppm

Vậy, cách tạo môi trường như thế nào thì an toàn và tốt cho tôm nuôi nhất?


- Đối với những vùng có độ kiềm thấp, độ pH biến động lớn hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng chất cần thiết cho tôm nuôi. Trong trường hợp này bà con cần thay nước, bón vôi đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất tổng hợp và kali cho tôm. Nếu độ kiềm trong nước giảm có thể đánh vôi vào ban đêm sau khi thay nước với liều lượng quy định.

>> Lưu ý: Thường xuyên duy trì độ kiềm trong ao nuôi ở mức 80 - 120 mg CaCO3/l.




- Đối với những hôm mưa to, làm giảm độ pH của nước nuôi. Trong thời gian này bà con nên tạt vôi để tăng độ kiềm và ổn định độ pH cho ao nuôi.

>> Lưu ý: để giữ cho độ kiềm luôn ổn định bà con nên cải tạo ao nuôi một cách bài bản, kỹ lưỡng đúng theo quy trình kết hợp với việc sử dụng men vi sinh trong toàn quá trình nuôi tôm. Đối với những ao không thể thay nước được thì cần hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý nước, ổn định màu nước bằng chế phẩm Bac - Up kết hợp sử dụng Bottom - up để phân hủy cặn bã thức ăn dư thừa dưới đáy ao.

Hy vọng, với cách tạo môi trường kiềm trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức chủ động vận dụng vào thực tiễn hàng ngày.

Xem thêm bài viết:

>>> Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

>>> Biểu hiện của bệnh đầu vàng trên tôm
Read more…

Cách xử lý nước có độ pH cao mà bà con nên biết

tháng 2 22, 2018 |
Độ pH trong ao nuôi tôm tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cho quý bà con nguyên nhân và cách xử lý nước có độ pH cao an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!


1. Nguyên nhân khiến độ pH trong ao nuôi tăng cao


Độ pH tăng cao khi mà thực vật hấp thụ khí CO2 trong nước cho quá trình quang hợp. Mức độ tăng pH của nước còn phụ thuộc vào tính đệm của nước, và phụ thuộc vào độ kiềm. Khi độ kiềm càng lớn thì sự thay đổi của độ pH càng ít và ngược lại.



Khi độ kiềm tăng cao sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Vậy cách xử lý nước có độ pH cao như thế nào thì hiệu quả nhất?

2. Cách xử lý nước có độ pH cao


Khi phát hiện độ pH trong nước tăng cao bà con có thể dùng phèn nhôm để giảm độ pH trong nước, phương pháp này sẽ không làm ảnh hưởng gì tới điều kiện môi trường nước, đồng thời làm nước trong hơn và tạo điều kiện cho tảo phát triển tốt nhất.


Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng thạch cao để hạn chế sự tăng pH đột ngột của nước, khi bón thạch cao sẽ giúp làm tăng lượng Ca và vì độ cứng cao nên pH sẽ tăng chậm khi có quá trình quang hợp xảy ra mạnh mẽ. Sự có mặt của Ca sẽ làm giảm lượng phospho trong nước dẫn đến sự kìm hãm sự phát triển của môi trường nước.


Để tránh tình trạng độ pH trong ao nuôi tăng cao, chúng ta nên thường xuyên đo độ pH 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều tối để biết sự biến động của pH trong ao nuôi, từ đó có các phương pháp can thiệp kịp thời để ổn định độ pH. Đồng thời, thường xuyên sử dụng các chế phẩm tự nhiên để ổn định màu nước, làm sạch nguồn nước giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.


Hy vọng, với cách xử lý nước có độ pH cao trên đây sẽ giúp bà con chủ động điều chỉnh độ pH một cách an toàn và hiệu quả nhất.


Read more…

Tìm hiểu bệnh phân trắng ở tôm sú

tháng 2 05, 2018 |
Bệnh phân trắng ở tôm sú là một căn bệnh thường gặp trên tôm từ 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng rất khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân, biểu hiện, và cách phòng trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh phân trắng trên tôm sú nguyên nhân là do sự hiện diện của nhóm vi khuẩn trong gan tụy như đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio Parahaemolyticus, Vibrio Fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrip cholera và Vibrio fiuvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus,... Ngoài ra, môi trường nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm sú.


2. Các triệu chứng gây bệnh phân trắng ở tôm sú:

Bệnh phân trắng ở tôm sú với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Tôm giảm ăn, chậm lớn, màu thân chuyển sang màu sậm hơn.
- Gan tụy tôm chuyển màu nhợt nhạt, mềm nhũn, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng
- Tôm có hiện tượng mềm vỏ, mang chuyển sang màu tối.
- Thấy xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại sàng ăn hoặc nổi lên trên mặt ao bị gió tạt vào góc ao hoặc cuối đường gió.

3. Các giải pháp phòng bệnh phân trắng ở tôm sú:

Để phòng ngừa bệnh phân trắng ở tôm sú bà con cần thực hiện các biện pháp sau đây:



- Kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi bằng cách duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ bằng việc: Quản lý thức ăn đúng nhu cầu, cho tôm ăn bằng sàng, xi phong loại bỏ chất thải ở đáy ao, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước.
- Kiểm soát lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ tăng cao > 32 độ C nên cho tôm ăn nhiều hơn mức bình thường.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của tôm như các loại Vitamin C, khoáng chất thiết yếu và chế phẩm sinh học có lợi cho tôm nuôi.
- Thường xuyên bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng thức ăn, độ ẩm, nấm mốc trong ao nuôi.
- Kiểm soát các loại tảo độc và độ kiểm trong ao nuôi tôm.
- Thường xuyên duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học, đảm bảo hàm lượng oxy > 5ppm.
 Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về bệnh phân trắng ở tôm sú, từ đó có biện pháp phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Xem thêm nhiều bài viết:
>>>> Bệnh đốm đen ở tôm thẻ
>>>> Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ
Read more…

Các bệnh thường gặp ở tôm sú

tháng 2 05, 2018 |
Các bệnh thường gặp ở tôm sú có thể kể đến như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh đen mang, bện đóng rong, bệnh rụng râu, bệnh phân trắng, bệnh phát sáng,... Nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Một số bệnh tôm phổ biến hiện nay:



1. Bệnh đen mang trên tôm sú

Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì đen mang là một căn bệnh thường gặp ở một số ao nuôi chất lượng không tốt như có nhiều khí độc NH3m NO2, H2S và chất lượng nước bị ô nhiễm.
Khi tôm bị bệnh đen mang, bà con nên tăng cường oxy, đồng thời sử dụng men vi sinh để phân hủy chất thải tích tụ dưới đáy ao nuôi.

2. Bệnh đóng rong trên tôm sú


Bệnh đóng rong trên tôm cũng là một trong các bệnh thường gặp ở tôm sú mà bà con thường gặp. Bệnh xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm độc, động vật nguyên sinh và các vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Khi bị nhiễm bệnh, tôm thường xuất hiện các dấu hiệu như yếu ớt, bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ đồng thời mang tôm bị biến đổi màu.
Xem thêm: bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

3. Bệnh chết sớm trên tôm sú

Một trong các bệnh thường gặp ở tôm sú là bệnh chế sớm, bệnh có khả năng gây chết 100% ao nuôi nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Khi bị bệnh tôm thường xuất hiện các dấu hiệu như: tôm chậm lớn, bơi tấp mé bờ, ruột rỗng, gan tôm nhợt nhạt, có màu trắng đôi khi gan sưng to, vỏ mềm, bơi lờ đờ trên mặt nước và chết nhanh sau vài ngày bị nhiễm bệnh.


4. Bệnh phát sáng trên tôm sú

Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì bệnh phát sáng không gây nguy hiểm như bệnh gan tụy nhưng bệnh có thể làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.
Các dấu hiệu của bệnh có thể kể đến như: bơi vô định hướng, phản ứng chậm, mang tôm có màu sẫm, gan bị teo lại và tôm thường khó tiêu hóa. Đặc biệt, vào ban đêm tôm thường phát sáng mày trắng hoặc màu xanh lục, quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy các vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ thể.

Để phòng ngừa các bệnh, bà con nên thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh ngay từ ban đầu. Thực hiện cải tạo ao nuôi đúng quy trình kết hợp thả nuôi một cách hiệu quả.

Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi về các bệnh thường gặp ở tôm sú sẽ giúp bà con nắm được những kiến thức cơ bản và chủ động phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm nhiều bài viết:
>>> Nguyên nhân tôm bị cong thân
>>> Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm


Read more…