Bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú không gây nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tụy nhưng ảnh hưởng ít nhỏ đến hiệu quả kinh tế cảu vụ nuôi. Bệnh xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian từ 50 ngày trở đi. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của bệnh phân trắng ở tôm thẻ là gì? Cách phòng trị như thế nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân của bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm thẻ là do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra. Tuy nhiên, năm 2010 một báo cáo từ nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh phân trắng của nhóm Ha và cộng sự phát hiện thấy vi bào tử trùng Microspoidian Enterocytozoon nepatopenaei là tác nhân gây bệnh phân trắng. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện ở những nơi có đặc điểm sau:
- Hiện tượng tảo tàn, nồng độ NH3 tăng cao.
- Trong ao xuất hiện tảo lam (tảo độc).
- Nồng độ các chất hữu cơ tăng cao (> 10ppm).
- Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml.
- Độ kiềm < 80ppm và > hơn 200ppm.
- Nồng độ oxy thấp trong một thời gian dài.
- Nhiệt độ >32 độ C.
2. Các triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Bệnh phân trắng với các triệu chứng, biểu hiện cụ thể như sau:
- Tôm giảm ăn đột ngột, thân tôm chuyển sang màu đậm hơn.
- Gan tụy thay đổi màu, mềm nhũn, ruột và phân đều chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
- Mang chuyển sang màu tối, xuất hiện theo đó là các sợi phân trắng hoạch vàng nây tại sàng ăn hoặc nổi trên mặt nước bị gió dồn vào góc ao.
3. Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Để phòng chống bệnh phân trắng trên tôm thẻ bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau:
- Lựa chọn thức ăn chất lượng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, men vi sinh cần thiết giúp tôm tiêu hóa và tăng trưởng đều.
- Bảo quản thức ăn theo đúng quy định, thường xuyên kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc,
- Kiểm soát tốt các loại tảo và độ kiềm trong ao nuôi tôm.
- Duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi tôm bằng việc bổ sung hàm lượng vi sinh và duy trì hàm lượng oxy lớn hơn 5ppm
Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi về bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con chủ động phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất
Xem thêm:
>>>
Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng
>>>
Bệnh đường ruột ở tôm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét