Trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con các nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh trên tôm thẻ. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Để có thể trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ thì trước hết chúng ta phải nắm được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:
- Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao.
- Có tảo lam (loại tảo độc).
- Nồng độ các chất hữu cơ trong ao tăng cao > 100 ppm
- Nồng độ Vibrio tăng cao > 1 x 102 CFU/ml.
- Độ kiềm < 80 ppm và phải > 200 ppm
- Nồng độ oxy < 3 ppm trong thời gian dài,
- Nhiệt độ phải > 32 độ C
Mặt khác, một số tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:
- Nhóm vi khuẩn Vibrio sinh trưởng và phát triển
- Độc tố từ nấm và từ thức ăn, đặc biệt những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất sứ, bảo quản không đúng nơi quy định.
- Độc tố bởi tảo độc
- Do ký sinh trùng Gregarine gây ra.
Xem thêm:
nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Vậy cách trị bệnh phân trắng ở tôm thẻ như thế nào?
Bệnh phân trắng khi bị phát hiện rất khó có thể điều trị, do đó ngay từ đầu bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp, ngăn ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.Tránh trường hợp khi điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ nhưng không đem lại hiệu quả, vừa lãng phí vữa gây thiệt hại lớn đến tôm nuôi.
- Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi bằng kỹ thuật PCR hoặc bằng đĩa vi sinh.
- Điều chỉnh thức ăn theo đúng liều lượng, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nguồn nước.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, dưỡng chất đảm bảo khoáng chất thiết yếu cho tôm sinh trưởng và phát triển.
- Kiểm soát tốt các loại tảo độc và độ kiềm trong ao nuôi.
- Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi, luôn giữ hàm lượng oxy > 5 ppm.
Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bà con nắm được cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ hiệu quả và an toàn.
Xem thêm:
>>>
Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trăng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét