1. Bệnh đục cơ kết hợp với tôm bị cong thân
Trường hợp này thường xảy ra khi người nuôi tôm nhấc sàn ăn lên để kiểm tra lượng thức ăn mà tôm đã ăn. Với việc nhấc sàn ăn lên kiểm tra vào ban ngày, những ngày nắng nóng khiến tôm bị sốc nhiệt, cơ thịt tôm chuyển màu trắng đục. Sau khi được thả lại ao, tôm có thể sẽ chết chỉ sau vài ngày vì không tự duỗi thân lại được. Khi chài tôm cũng sẽ khiến tôm bị cong thân do đó bà con cần hạn chế kiểm tra sàn ăn hay chài vào những lúc thời tiết nóng, thất thường.
Hiện tượng tôm bị đục cơ và cong thân cũng hay xảy ra khi bà con tắt hết dàn quạt để cho tôm ăn và bạt quạt đột ngột trở lại. Hiện tượng sốc này khiến tôm giật mình, nhảy bật khỏi mặt ao và bị cong thân. Những hiện tượng này bà con nuôi tôm thường không chú ý, đến khi có tôm chết trong ao mới phát hiện ra. Lúc này cơ tôm đã chuyển màu đục và một vài con bị cong thân.
2. Tôm bị đục cơ khi vận chuyển hoặc chuyển ao
Với mục đích tỉa ao hay chuyển ao thường tôm sẽ bị stress, một phần hay toàn bộ cơ tôm thẻ sẽ chuyển màu đục. Những con tôm có dấu hiệu bị bệnh sẽ thường chết. Những con bị nhẹ hơn có thể phục hồi nhưng phải mất vài ngày. Quan trọng nhất bà con cần phải kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển ao để phòng bệnh đục cơ cho tôm thẻ. Khi tôm khỏe, khả năng chịu đựng với stress sẽ tốt hơn. Nên chuyển ao nuôi vào những ngày thời tiết thuận lợi, nước ao dùng vận chuyển phải có nhiệt độ từ 23 - 25 oC.
3. Lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp
Công suất dàn quạt tạo khí không đáp ứng đủ lượng tôm nuôi trong ao cũng là nguyên nhân khiến tôm bị đục cơ. Người nuôi cần tính toán kỹ mật độ thả nuôi để từ đó lựa chọn lắp đủ công suất giàn quạt. Ngoài ra vị trí lắp dàn quạt trên ao cũng rất quan trọng, việc lắp dàn quạt đúng vị trí không chỉ tăng lượng oxy hòa tan trong ao mà còn làm lưu chuyển dòng nước ao giúp đáy ao luôn sạch.
Khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao xuống dưới 4ppm, cơ thịt tôm thẻ có thể chuyển màu đục trắng. Tôm bị stress, hoạt động kém hơn.
Xem thêm:
nước ao nuôi tôm bị đục
4. Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do nhiễm bệnh
Bệnh đục cơ ở tôm có thể là do bệnh lý. Tôm nhiễm vi khuẩn, virus khiến cơ bị chuyển màu trắng đục. Ao nuôi có độ mặn tương đối cao, một số bộ phận trên cơ thể tôm chuyển sang màu đục. Tỉ lệ tôm nhiễm bệnh sau đó chết là khá cao và hiện nay chưa có giải pháp chữa trị hiệu quả nên bà con cần đặc biệt chú ý để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Xem thêm:
>>>
Nguyên nhân tôm chậm lớn
>>>
Nguyên nhân gây bệnh phát sáng trên tôm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét