Nắm vững được cách tạo môi trường kiềm cho ao nuôi tôm dưới đây sẽ giúp bà con chủ động trong việc điều chỉnh độ kiềm trong ao giúp tôm sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Vậy tạo môi trường kiềm bằng cách nào là tốt nhất? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu khái quát về độ kiềm trong ao nuôi tôm
Độ kiềm trong ao nuôi tôm chỉ khả năng trung hòa của nước, chúng thể hiện chủ yếu tổng số các iom có tính bazơ. Thông thường, độ kiềm có liên quan mật thiết với mật độ tảo, độ pH trong ao nuôi, đồng thời chúng có tính chất đệm pH và cung cấp khí CO2 cho sự quang hợp của các loại thực vật có trong nước.
- Độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm sú như sau:
+ Tôm mới thả độ kiềm thích hợp trong khoảng 80 - 100 ppm
+ Tôm nuôi từ 45 ngày trở lên 100 - 130 ppm
+ Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên 130 - 169 ppm
- Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ:
+ Đối với tôm mới thả độ kiềm thích hợp trong khoảng từ 100 - 120 ppm
+ Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên độ kiền thích hợp nằm trong khoảng 150 - 200 ppm
Vậy, cách tạo môi trường như thế nào thì an toàn và tốt cho tôm nuôi nhất?
- Đối với những vùng có độ kiềm thấp, độ pH biến động lớn hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng chất cần thiết cho tôm nuôi. Trong trường hợp này bà con cần thay nước, bón vôi đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất tổng hợp và kali cho tôm. Nếu độ kiềm trong nước giảm có thể đánh vôi vào ban đêm sau khi thay nước với liều lượng quy định.
>> Lưu ý: Thường xuyên duy trì độ kiềm trong ao nuôi ở mức 80 - 120 mg CaCO3/l.
- Đối với những hôm mưa to, làm giảm độ pH của nước nuôi. Trong thời gian này bà con nên tạt vôi để tăng độ kiềm và ổn định độ pH cho ao nuôi.
>> Lưu ý: để giữ cho độ kiềm luôn ổn định bà con nên cải tạo ao nuôi một cách bài bản, kỹ lưỡng đúng theo quy trình kết hợp với việc sử dụng men vi sinh trong toàn quá trình nuôi tôm. Đối với những ao không thể thay nước được thì cần hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý nước, ổn định màu nước bằng chế phẩm Bac - Up kết hợp sử dụng Bottom - up để phân hủy cặn bã thức ăn dư thừa dưới đáy ao.
Hy vọng, với cách tạo môi trường kiềm trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức chủ động vận dụng vào thực tiễn hàng ngày.
Xem thêm bài viết:
>>>
Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm
>>>
Biểu hiện của bệnh đầu vàng trên tôm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét