Bệnh đầu vàng trên tôm là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp ở cả tôm thẻ và tôm sú. Tôm bị bệnh vào lúc thời tiết thay đổi, ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao. Khi bị bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây chết rải rác, thậm chí 100% ao nuôi.
Các biểu hiện của bệnh đầu vàng trên tôm
Bệnh đầu vàng trên tôm với các biểu hiện cụ thể như sau:
- Giai đoạn đầu tôm ăn nhiều, sau đó bỏ ăn đột ngột. Sau 1 -2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước và dạt vào bờ.
- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển sang màu vàng, đôi khi có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu.
- Thân tôm có màu nhợt nhạt
- Tôm bị bệnh sẽ chất rải rác trong vó và chết theo mức độ tăng dần.
- Sau 1 tuần bị nhiễm bệnh tôm có thể chết gần 100% sau khi xuất hiện các hiện các triệu chứng ở trên.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm
Bệnh đầu vàng trên tôm có các biểu hiện ban đầu tương tự với các loại bệnh khác, do đó ngoài quan sát bằng mắt thường, bà con nên phân tích bằng kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh một cách nhanh và chính xác nhất.
Cách phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm
Để phòng ngừa bệnh đầu vàng trên tôm bà con cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp như sau:
- Thương xuyên kiểm tra bằng kỹ thuật PCR để phát hiện mầm bệnh
- Diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.
- Không nên nuôi tôm ở mật độ quá cao.
- Cung cấp đủ hàm lượng oxy trong ao nuôi, giữ môi trường ổn định.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh đầu vàng trên tôm sẽ giúp bà con có thêm kiến thức bổ ích vận dụng vào phòng bệnh trên tôm một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm nhiều bài viết:
>>>
Nguyên nhân tôm bị cong thân
>>>
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét