Nguyên nhân tôm chậm lớn

tháng 12 22, 2017 |

Bệnh tôm chậm lớn hiện nay do rất nhiều nguyên nhân gây ra và gây ra thiệt hại lớn đối với hộ nuôi tôm. Do đó, bà con nuôi tôm cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này để kịp thời có những biện pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

có nhiều nguyên nhân làm tôm chậm lớn

1. Nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, kém phát triển


Chọn tôm giống kém chất lượng, kích thước không đạt chuẩn, nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh
Một độ thả nuôi quá dày
Lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm giống, thả nuôi
Môi trường ao nuôi chưa kiểm soát được, có nhiều biến động đột ngột
Nguồn thức ăn kém chất lượng, không đảm bảo được dinh dưỡng
Tôm rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thụ kém
Nhiễm bệnh trong quá trình nuôi
Thời tiết lạnh quá cũng làm tôm chậm lớn

2. Giải pháp khắc phục tôm chậm lớn


Chọn tôm giống ở những trại sản xuất uy tín, đạt kích thước để thả nuôi và phải có chứng nhận của cơ quan chức năng

cần xử lý ao nuôi, cũng như môi trường để tôm ăn khỏe, tiêu hóa tốt

Thả nuôi với mật độ vừa phải, không quá dày
Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học của hãng ScienChain để cải tạo nguồn nước cũng như gây màu nước
Hạn chế những tác động đột ngột đến tôm như nhiệt độ, độ mặn, pH,...
Sử dụng thức ăn đạt chuẩn cho tôm, tăng cường bổ sung thêm vitamin, khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm
Cập nhật thông tin về cách bệnh trên tôm để từ đó theo dõi, phát hiện sớm và có giải pháp chủ đôngj phòng tránh cũng như chữa trị khi phát hiện bệnh trên tôm
Quản lý môi trường ao nuôi tốt

Xem thêm:
>>> Nguyên nhân gây bệnh phát sáng trên tôm
>>> Nguyên nhân gây bện tôm chết sớm EMS

Read more…

Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm EMS

tháng 12 18, 2017 |

Sau khoảng thời gian nghiên cứu khá lâu, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã tìm ra được nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm hay còn gọi là hoại tử gan tụy cấp ở tôm là do vi khuẩn Vibrio gây ra.


Thời gian khoảng đầu năm 2011 bệnh xuất hiện tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở trong khu vụ Đông Nam Á. Tôm nhiễm bệnh thường chết trong giai đoạn sớm từ 1 tuần đến 1 tháng ngày nuôi. Khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng tôm cũng có thể bị nhiễm bệnh chết sớm những sẽ ít gặp hơn. Bệnh hay bùng phát vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng. Biểu hiện khi tôm bị nhiễm bệnh đó là gan tôm bị teo lại, nhũn và sưng to. Kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm có thể cho thấy gan tôm bị hoại tử.

bệnh tôm chết sớm thực chất là bệnh gan tụy cấp

Nguyên nhân gây hội chứng chết sớm EMS hay bệnh gan tụy cấp


Trên trang thông tin chính thức của hiệp hội nuôi trồng thủy sản toàn cầu có đưa tin: Đã xác định được chủng loại vi khuẩn gây ra bệnh chết sớm ở tôm. Theo bài viết này, tôm bị nhiễm bệnh là do loại vi khuẩn có tên Vibrio - một loài có độc tố cực mạnh tấn công vào tôm. Độc tố này khi xâm nhập vào tôm sẽ phá hủy các mô, tế bào gây rối loạn hoạt động gan tụy ở tôm.


Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm bệnh


Tôm hoạt động kém, bơi lờ đờ, chậm ăn, gan tụy bị teo, màu nhợt nhạt, sưng và dễ vỡ. Bệnh có thể nhanh chóng lây lan từ các trại nuôi qua việc vận chuyển tôm đã bị nhiễm bệnh.

nguyên nhân gây bệnh ems là do virus Vibrio

Bà con nuôi tôm cần chú ý các dấu hiệu sau đây để có biện pháp chủ động:
- Tôm bơi táp mé bờ, tụ thành đám
- Trong ao có nhiều khí độc
- Độ kiềm trong ao thấp
- Tảo lam, tảo giáp phát triển mạnh


Một số lưu ý khi bà con sử dụng men vi sinh


Không được tự ý sử dụng các loại men vi sinh có nguồn gốc kém chất lượng vì như thế sẽ làm tôm chết nhanh hơn. Lời khuyên cho bà con nên tìm hiểu về các dòng sản phẩm vi sinh của hãng ScienChain - Đài Loan để sử dụng cho ao nuôi nhà mình.

Xem thêm:
>>> Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
>>> Bệnh đóng rong trên tôm
Read more…

Bệnh mềm vỏ trên tôm

tháng 12 15, 2017 |

1. Khái niệm về bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng


Đây là bệnh rất hay gặp ở tôm nuôi, cả tôm sú và tôm thẻ. Quan sát tôm, nếu tôm nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện như: vỏ tôm mềm, mỏng và nhũn, vỏ có màu sẫm,... những dấu hiệu này sẽ dẫn đến nguy cơ tôm bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào và gây các bệnh lý khác.

bệnh mềm vỏ

2. Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ ở tôm


- Do nguồn thức ăn: thức ăn cho tôm thiếu hàm lượng khoáng chất cũng như vitamin, đặc biệt là thiếu canxi và phốt pho rất cần thiết cho quá trình tạo vỏ. Trong quá trình lột xác, vì không đủ các dưỡng chất ở trên nên vỏ tôm không thể cứng cáp lại được

- Do môi trường ao nuôi:
Nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm: có nhiều chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nhiều các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu
Độ pH trong ao thấp
Nguyên nhân nữa là do sự biến đổi thất thường của thời tiết, nuôi với mật độ quà dày, thâm canh mật độ cao

bệnh mềm vỏ ở tôm sú


3. Phòng và trị bệnh mềm vỏ trên tôm


Phòng bệnh có nhiều ý nghĩa hơn nhiều so với việc tôm đã bị bệnh rồi mới tìm cách chữa trị.
Đặt biệt quan tâm đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn cho tôm, bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho tôm
Cải tạo ao nuôi, nguồn nước tốt ngay từ ban đầu, kiểm tra độ pH trong ao nuôi thường xuyên
Chọn con giống khỏe mạnh, kích thước đạt tiêu chuẩn, thả với mật độ vừa phải

Khi tôm đã nhiễm bệnh mềm vỏ thì cần xử lý ngay nguồn nước ao nuôi, tăng độ pH trong ao lên, bổ sung thêm khoáng cho tôm, tạt khoáng xuống ao từ 2 - 3 ngày liên tục.



Xem thêm:
>>> Bệnh đóng rong trên tôm
>>> Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ
Read more…

Bệnh đóng rong trên tôm

tháng 12 14, 2017 |

Thường thì ao nuôi tôm nào cũng sẽ xuất hiện bệnh đóng rong trên tôm, kể cả tôm thẻ hay tôm sú và mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi của mỗi hộ.

bệnh đóng rong trên tôm thẻ

1. Nguyên nhân tôm bị bệnh đóng rong


Nguyên nhân hay gặp nhất là do các loại vi khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh có trong ao nuôi gây nên. Tôm yếu khó lột được xác nên hay bị các loài ký sinh bám vào phần vỏ dẫn đến bị đóng rong

Với trường hợp ao nuôi không thường xuyên kiểm tra, xử lý nguồn nước cũng như dư thừa nhiều hàm lượng thức ăn hữu cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh.

2. Một vài dấu hiệu nhận biết


Phần vỏ tôm xuất hiện các đám rong màu xanh thẫm, thân bị đóng rong trơn và nhớt. Gần như toàn thân tôm sẽ bị rong bám bẩn

Tôm bị nhiễm bệnh thường ăn chậm, bỏ ăn, hoạt động kém và có thể chết khi bị nặng mà không được điều trị

Vở tôm sẽ bị ăn mòn và phá hủy, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào tôm

bệnh đóng rong trên tôm sú

3. Phòng và trị bệnh


Quản lý tốt nguồn thức ăn, sử dụng thức ăn hữu cơ ở mức vừa phải, cung cấp thêm dưỡng chất cho tôm đặc biệt là vitamin C

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước ao để có các biện pháp xử lý, giảm thiểu các loại tảo, nấm có trong ao bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học.

Duy trì đủ lượng oxy hòa tan trong ao

Khi tôm đã nhiễm bệnh cần xử lý ngay nguồn nước ao, giảm hàm lượng thức ăn hữu cơ, tăng cường vitamin C vào thức ăn

Sử dụng mem vi sinh ScienChain - Đài Loan để diệt tảo, nấm trong ao.

Xem thêm:
>>> Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ
>>> Bệnh đốm đen ở tôm thẻ

Read more…

Bệnh đốm đen ở tôm thẻ

tháng 12 12, 2017 |
Thời gian gần đây thiệt hại trên tôm do bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng đang ở mức báo động, rất nhiều hộ bà con nuôi tôm đang đứng trước nguy cơ mất trắng nếu không phát hiện bệnh kịp thời để có giải pháp chữa trị.

1. Nguyên nhân gây bệnh đốm đen

Do vi khuẩn, virus có trong nguồn nước như Vibrio gây ra. Những loại vi khuẩn này bám lên vỏ tôm, ăn mòn lớp vỏ chitin và tạo thành đốm đen.
Ao nuôi bị ôm nhiễm, khí độc trong ao nhiều sẽ dễ gây bệnh đốm đen trên tôm. Mật độ thả nuôi tôm thẻ quá dày, lượng oxy hòa tan trong ao nuôi không đạt yêu cầu cũng có thể là nguyên nhân.
Bệnh có thể bùng phát quanh năm nhưng cần đặc biệt vào thời điểm giao mùa vì khi này thời tiết diễn biến thất thường, tỷ lệ tôm mắc bệnh sẽ cao hơn.

Nguyên nhân tôm bị bệnh đốm đen
Nguyên nhân tôm bị bệnh đốm đen


2. Tốc độ lây lan

Những ao nuôi có độ mặn trên 5 phần nghìn đến dưới 25 phần nghìn có nguy cơ mắc bệnh cao.
Tốc độ lây lan bệnh trong ao nuôi còn tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của ao cũng như sức khỏe của tôm
Tôm nuôi được khoảng gần một tháng cho đến thời gian thu hoạch thì đều có thể nhiễm bệnh. Giai đoạn bị bệnh nhiều nhất từ khoảng 20 - 40 ngày nuôi.

3. Dấu hiệu bị bệnh

Thời gian đầu, tôm bị nhiễm bệnh nhẹ, tôm vẫn ăn và hoạt động bình thường, ruột đầy thức ăn gan tụy không có dấu hiệu nhợt nhạt. Xuất hiện các đốm đen nhỏ ở phần đuôi tôm, ẩn dưới vỏ thành từng đám.
Tôm mắc bệnh nặng hơn hoạt động sẽ kém, bơi lò đờ, ăn kém và chậm phát triển khó lột xác. Những đốm đen trên thân tôm xuất hiện rõ hơn, rất dễ nhận ra. Vỏ tôm bị ăn mòn trở nên mềm hơn, tạo điều kiện cho các bệnh lý khác phát triển
Dấu hiệu nhận biết rất dễ dàng
Dấu hiệu nhận biết rất dễ dàng

4. Giải pháp phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh:
Chú trọng đặc biệt đến khâu cải tạo ao trước vụ nuôi
Lựa chọn tôm giống khỏe, sạch mầm bệnh
Không nuôi với mật độ quá dày
Luôn đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan trong ao
Quản lý chặt nguồn thức ăn
* Trị bệnh
Sử dụng các loại mem vị sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm
Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường sinh học trong ao nuôi

Xem thêm:
>>> Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm
>>> Nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh gan tụy

Read more…

Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm

tháng 12 07, 2017 |

Bệnh đốm trắng trên tôm nuôi thẻ chân trắng đang gây rất nhiều thiệt hại cho bà con nuôi tôm, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh đốm trắng để có những biện pháp xử lý kịp thời nhé.

1. Do môi trường ao nuôi, thời tiết


Trong quá trính cải tạo ao nuôi cho mùa vụ mới, bà con có thể dùng quá nhiều vôi bột để khử trùng dẫn đến dư thừa hàm lượng pH, tình trạng này kéo dài trong ao khiên tôm bị bệnh đốm trắng.

Nguyên nhân gây bệnh do khâu cải tạo ao
Nguyên nhân gây bệnh do khâu cải tạo ao

Tôm lúc này xuất hiện những đốm trắng ở phần vỏ đầu, ngực. Tôm vẫn ăn và hoạt động bình thường nhưng chu kỳ lột xác của tôm sẽ dài hơn bình thường.

Trước tình trạng này, bà con cần kiểm soát được hàm lượng vôi bột trong ao, tiến hành thay nước ao để làm giảm độ pH. Đảm bảo thức ăn cho tôm đủ dinh dưỡng, tăng khoáng chất kích thích tôm lột xác


2. Do vi khuẩn độc tính mạnh Vibro gây ra


Nguyên nhân chính của bệnh đốm trắng ở tôm thẻ có thể là do vi khuẩn vibro gây ra. Khi bị nhiễm bệnh, quá trình lột xác ở tôm sẽ chậm lại, tôm chậm lớn và có hiện tượng tôm chết rải rác. Đốm trắng xuất hiện trên khắp thân tôm.

Vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn gây ra

Biện pháp duy nhất lúc nào là cải tạo lại môi trường ao nuôi nhằm kiểm soát vị khuẩn gây bệnh. Tăng cường thêm vitamin C, men vi sinh, khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
Xem thêm: bệnh gan trên tôm thẻ

3. Nguyên nhân từ virus


Virus có độc tính rất mạnh tấn công vào tôm gây bệnh đốm trắng. Mầm bệnh xuất phát từ bên ngoài do nguồn nước, các ký chủ trung gian. Khi lượng chất thải trong ao nhiều lên, môi trường ao nuôi bị  ô nhiễm tạo điều kiện cho loại virus này phát triển gây dịch bệnh.

Triệu chứng dễ thấy đó là tôm ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Xuất hiện những đốm trắng rất rõ trên vỏ tôm
Virus có độc tính mạnh gây ra bệnh đốm trắng
Virus có độc tính mạnh gây ra bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng do virus gây ra hiện chưa có thuốc để điều trị hiệu quả, nên những khẩu chuẩn bị ban đầu như cải tạo ao nuôi, chọn giống khỏe sẽ là cực kỳ quan trọng quyết định đến cả vụ nuôi.

Xem thêm:
>>> Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan

Read more…

Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan tụy

tháng 12 06, 2017 |

Để có thể xác định nguyên nhân bị bệnh gan trên tôm thẻ một cách chính xác, cần nghiên cứu tổng thể vấn đề dựa vào mối quan hệ giữa các chế phẩm sinh học, thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng.

Tách gan tôm kiểm tra bệnh

Dựa vào những nghiên cứu của chúng tôi, bà con có thể dễ dàng xác định nguyên nhân khiến tôm bị bệnh để có cách phòng chống kịp thời.


Bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng


Tôm thẻ bị bệnh teo gan, gan tôm sẽ bé, có thể bị chai. Khi tách gan tôm ra thì thấy bị teo nhỏ lại. Tôm bị bệnh teo gan khi chết ruột sẽ rỗng, có màu đen. Tôm chết không nhiều, rải rác nên bà con khó phát hiện. Tùy thuộc vào thời tiết mà dịch bệnh có thể tự bị không chế và không bùng phát, tôm chưa bị bệnh vẫn ăn bình thường.

Tôm thẻ bị nhũn gan


Gan tôm có màu vàng hơi nhạt, dễ vỡ và nhũn. Khi tách gan tôm sẽ vỡ ngay, chất dịch chảy ra không còn khối. Trong thời gian này, bà con chú ý quan sát tôm để đề phòng, nếu có hiện tượng tôm bị bệnh gan tụy cấp thì cần tiến hành thu hoạch tôm luôn.

Xem đường ruột tôm có bị đứt đoạn không

Tôm thẻ chân trắng bị hoại tử gan tụy cấp tính


Vi khuẩn có độc tính cao là nguyên nhân gây ra bệnh gan tụy cấp ở tôm. Gan tôm có màu nhạt hoặc trắng, ruột không có thức ăn hoặc đứt đoạn và tôm sẽ chết rất nhanh. Giải pháp phòng tránh hiệu quả nhất là phải chọn được tôm giống thật khỏe ngay từ ban đầu vì hiện nay bệnh gan tụy cấp chưa có thuốc đặc trị hiệu quả
Read more…