Triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm sú và cách khắc phục

tháng 12 04, 2018 |

Bệnh phân trắng ở tôm sú là một bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và làm giảm năng suất, hiệu quả cũng như gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con , bệnh xuất hiện vào giai đoạn tôm phát triển mạnh khoảng 40-50 ngày tuổi, và xuất hiện chủ yếu vào mùa nóng, khi thời tiết nắng nóng liên tục làm nhiệt độ nước tăng cao, kết hợp với mật độ nuôi dày , ao nuôi cải tạo không đạt yêu cầu sẽ làm dịch bệnh bùng phát rất nhanh.



 Triệu chứng bệnh:
– Xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió.
– Tôm giảm ăn.
– Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng ở phần cuối ruột.
– Tôm bị ốp, mỏng vỏ, teo nhỏ dần.
– Tôm chậm lớn.
* Nguyên nhân:
Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
– Tảo độc tiết ra độc tố, phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm.
– Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
– Do nhiễm nguyên sinh động vật ( Gregarine ).
– Do nhiễm độc tố thức ăn ( Aflatoxin ).


* Phòng bệnh:
– Thực hiện giải pháp bù đắp sinh học trong hệ thống nuôi tôm: Thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô để tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh tôm. Gây màu nước bằng phân trùn ( 6 – 10 kg/1.000 m3 nước ), định kỳ bón E.M ( 2lít/1.000 m3 ) để bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.
– Tăng cường mức nước trong ao, độ sâu: 1,2 – 1,5 m.
– Mật độ thả nuôi nên phù hợp điều kiện thiết bị kỹ thuật hiện có.
– Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng cao kết hợp cùng thuốc trị bệnh phân trắng 
XEM THÊM: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và biện pháp khắc phục


Read more…