Với tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất cao mà ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây dưới đây sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, năng suất cao, ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao ở miền tây
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây
Đối với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trằng ở miền tây, bà con cần phải chú trọng từ khâu chuẩn bị, cải tạo ao cho đến khâu thả giống và quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể như sau:
- Cải tạo và gây màu nước cho ao nuôi
- Cải tạo ao nuôi: tháo cạn nước, phơi đáy ao từ 10 – 15 ngày sau đó cấp nước cho ao với độ sâu khoảng 20 cm rồi bón vôi cho ao nuôi để tiêu diệt tạp chất và các độc tố trong ao nuôi. Sau 3 – 6 ngày, tháo cạn nước trong ao nuôi và tiến hành rửa ao 3 lần. Cuối cùng, cấp nước cho ao nuôi qua túi lọc với chiều sâu khoảng 2 m.
- Cách gây màu nước: bón phân đạm và phân lần theo tỷ lệ 1/9 với liều lượng 1,5 kg.ha để nuôi nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoan đầu.
- Thả giống tôm thẻ chân trắng
- Lựa chọn tôm giống là một bước quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do đó, bà con cần lưu ý chọn giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài khoảng 1 cm, đồng thời sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để loại bỏ những con mang mầm bệnh.
- Thả tôm thẻ với mật độ 15.000 con/ha, thời gian thả vào buổi chiều hoặc sáng sớm lúc mà thời tiết mát mẻ, nên thả tôm trong túi trong 30 phút rồi mới mở túi cho tôm bơi dần da ao nuôi. Lưu ý: không nên thả tôm khi trời mưa to.
- Thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi, duy trì độ pH từ 7, 5 – 8,5, độ trong khoảng 40 – 60 cm. Trong trường hợp nồng độ khí độc ao nuôi tăng cao, sử dụng Bac – Up để giảm nồng độ khí độc NH3/NO2.
- Sử dụng định kỳ Sober – Up cho ao nuôi 1 lần/ 1 tuần để hấp thu độc tố từ tảo, nấm, AHPND/EMS, đồng thời cải thiện chất lượng nước, tối ưu hóa môi trường ao nuôi.
- Chọn thức ăn công nghiệp cho tôm, cho ăn bằng sàng với liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Tháng đầu cho ăn từ 5 – 6 bữa rải rác trong 1 ngày. Từ tháng thứ 2 cho tôm ăn 4 bừa/ 1 ngày. Trong trường hợp tôm phát triển không đồng đều tiến hành cho ăn dặm quanh ao nuôi.
Cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất
- Trộn chế phẩm vi sinh CompreZyme với thức ăn cho tôm 1 lần/ 1 ngày giúp tôm chuyển hóa các loại protein khó tiêu, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.
- Tránh để thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, sử dụng chế phẩm Rate – Up để phân cắt thức ăn dưa thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi.
- Thường xuyên sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để chuẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời từ đó có phương pháp phòng trị bệnh tốt nhất.
Sau khi tôm đạt kích cỡ từ 60 – 80 con/kg thì tiến hành dùng lưới để thu hoạch. Đựng tôm trong thùng có đá để giữ được độ tươi cho tôm.