Bệnh phân trắng ở tôm sú là một căn bệnh thường gặp trên tôm từ 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng rất khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân, biểu hiện, và cách phòng trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh phân trắng trên tôm sú nguyên nhân là do sự hiện diện của nhóm vi khuẩn trong gan tụy như đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio Parahaemolyticus, Vibrio Fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrip cholera và Vibrio fiuvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus,... Ngoài ra, môi trường nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm sú.
2. Các triệu chứng gây bệnh phân trắng ở tôm sú:
Bệnh phân trắng ở tôm sú với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Tôm giảm ăn, chậm lớn, màu thân chuyển sang màu sậm hơn.
- Gan tụy tôm chuyển màu nhợt nhạt, mềm nhũn, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng
- Tôm có hiện tượng mềm vỏ, mang chuyển sang màu tối.
- Thấy xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại sàng ăn hoặc nổi lên trên mặt ao bị gió tạt vào góc ao hoặc cuối đường gió.
3. Các giải pháp phòng bệnh phân trắng ở tôm sú:
Để phòng ngừa bệnh phân trắng ở tôm sú bà con cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi bằng cách duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ bằng việc: Quản lý thức ăn đúng nhu cầu, cho tôm ăn bằng sàng, xi phong loại bỏ chất thải ở đáy ao, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước.
- Kiểm soát lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ tăng cao > 32 độ C nên cho tôm ăn nhiều hơn mức bình thường.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của tôm như các loại Vitamin C, khoáng chất thiết yếu và chế phẩm sinh học có lợi cho tôm nuôi.
- Thường xuyên bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng thức ăn, độ ẩm, nấm mốc trong ao nuôi.
- Kiểm soát các loại tảo độc và độ kiểm trong ao nuôi tôm.
- Thường xuyên duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học, đảm bảo hàm lượng oxy > 5ppm.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về
bệnh phân trắng ở tôm sú, từ đó có biện pháp phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Xem thêm nhiều bài viết:
>>>>
Bệnh đốm đen ở tôm thẻ
>>>>
Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ