Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Bệnh thường xuất hiện
vào thời gian tôm từ 40-70 ngày tuổi và có liên quan mật thiết đến việc quản lý
cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh phân trắng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu ao
đó có lượng thức ăn dư thừa nhiều.
Bệnh phân trắng
có nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio gây ra, một số trường hợp khác là do
độc tố tảo lam và tảo giáp. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn
chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này.
Khi tôm bị mắc bệnh
phân trắng tôm thường sẽ giảm ăn, ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu
vàng ở phần cuối ruột. Tôm bị ốp, mỏng vỏ, teo nhỏ dần, và có thể xảy ra hiện
tượng chậm lớn. Bà con có thể quan sát trên ao thấy xuất hiện phân tôm màu trắng
trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao và cuối hướng gió.
Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng
+ Thực hiện giải
pháp bù đắp sinh học trong hệ thống nuôi tôm: thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi,
phơi khô để tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh cho tôm.
+ Tăng cường mức
nước trong ao, độ sâu 1,2-1,5m
+ Mật độ thả
nuôi nên phù hợp với điều kiện thiết bị kỹ thuật hiện có
+ Cho tôm ăn thức
ăn có chất lượng cao
+ Ngoài ra bà
con có thể bổ sung thêm men vi sinh CmpreZyme vào thức ăn cho tôm hàng ngày để
giết vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm mà không làm ảnh hưởng đến vi khuẩn
có lợi.
Đồng thời để
phòng trị bệnh phân trắng có hiệu quả bà con nên kiểm tra, thường xuyên thay nước,
giữ môi trường nước ao nuôi luôn trong sạch. Trên đây là những thông tin về thuốc
trị bệnh phân trắng trên tôm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Mọi thông
tin cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19002620 để được tư vấn.
Xem thêm:
>>>
Bệnh mềm vỏ trên tôm rất nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt
>>>
Tôm thẻ chân trắng chậm lớn là do đâu???
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét