Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

tháng 9 05, 2018 |
Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là một ngành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Để giúp bà con có thể tiết kiệm diện tích nuôi trồng, tăng năng suất và rút ngắn thời gian thu hoạch, sau đây Dr.Tom sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao hiệu quả nhất.

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đúng chuẩn nhất

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đúng chuẩn nhất

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao


Trong khi những người nuôi tôm có quy mô nhỏ tập trung dạng nuôi quảng canh cải tiến thì sau khi đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo lại ao hồ họ đã tiến hành nuôi mật độ cao và đạt được thành công lớn. Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng từ 100 con/ m2 trở lên sẽ gặp phải nhiều trở ngại như tôm chậm lớn, kích cỡ không đồng đều, dịch bệnh sẽ xảy ra. Vì thế, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cần phải lưu ý các vấn đề sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ


- Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ có diện tích khoảng 4.600 m2, ao hình chữ nhật, đáy bùn cát, hệ thống cấp nước thuận lợi có thể chủ động về nguồn nước và vệ sinh.

- Tiến hành nạo vét vệ sinh đáy ao, lấp đầy các hang lỗ do sinh vật như cua, cáy…

- Phơi ao nuôi từ 7 – 10 ngày sau đó cấp nước vào ao sâu 6 cm (lọc kỹ loại bỏ tạo chất và cá nhỏ) rồi tiến hành bón phân tổng hợp, vi dinh trước 10 ngày để gây thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Duy trì nước ao có màu vàng lục, độ trong 26 – 30 cm.

- Tạo dựng ao nuôi có hệ thống oxy cho đáy, lắp đặt hệ thống quạt nước tạp được các khi vực gom mùn bã, thức ăn dư thừa ở dưới đáy ao.

2. Chuẩn bị con giống


Lựa chọn giống tốt khi nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao

Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, chất lượng đã qua kiểm định

- Chọn tôm giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh (cỡ khoảng 1cm), Dr.Tom khuyên bà con ứng dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra các loại bệnh trên tôm thẻ. Đây là phương pháp giúp chuẩn đoán chính xác các loại bệnh một cách nhanh chóng.

- Thả với số lượng khoảng 19.000 com, mật độ thả là 46,2 con/ m2.

3. Điều tiết chất nước


- Trong 25 ngày đầu không thay nước để đảm bảo tôm phát triển ổn định với mực sâu khoảng từ 80 -120 cm.

- Từ ngày 26 – 65 cho thêm nước vào ao nuôi, giữ mực nước sâu khoảng 120 – 150 cm.

- Luôn giữ màu nước ổn định, đảm bảo thời gian quạt nước phải đảm bảo 24/24 khi nuôi từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch.

4. Cho tôm ăn hợp lý


- Thức ăn cho tôm cần phải đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và mua ở những địa chỉ uy tín để giúp tôm sinh trưởng và phát triển đều đặn. Đặc biệt, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát theo đúng quy định.

- Trong giai đoạn đầu khi mới thả, bà con nên cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp loại nhỏ sau đó tăng dần kích cỡ, chia đều lượng thức ăn cho tôm ăn 1 ngày 4 lần vào thời điểm: 10h sáng, 2h chiều, 7h tối và 23h đêm.

- Trong giai đoạn cuối vụ, cho tôm ăn 5 lần/ngày vào các thời điểm: 7h sáng, 11h trưa, 15h chiều, 19h tối và 23h đêm.

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao rất dễ gây ra những dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh đốm đen, bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng,… vì thế, ngay từ đầu bà con cần phải nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng các vi sinh để diệt khuẩn, xử lý ao nuôi, đồng thời bổ sung thêm các loại chế phẩm tự nhiên, Vitamnin vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh chóng.

Hy vọng với những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức, áp dụng và đạt được năng suất cao trong mùa vụ này. Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi!

XEM THÊM:




Read more…

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng miền tây

tháng 9 05, 2018 |
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất cao mà ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây dưới đây sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, năng suất cao, ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.

kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây đạt năng suất cao

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao ở miền tây

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây


Đối với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng miền tây, bà con cần phải chú trọng từ khâu chuẩn bị, cải tạo ao cho đến khâu thả giống và quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể như sau:

  • Cải tạo và gây màu nước cho ao nuôi

- Cải tạo ao nuôi: tháo cạn nước, phơi đáy ao từ 10 – 15 ngày sau đó cấp nước cho ao với độ sâu khoảng 20 cm rồi bón vôi cho ao nuôi để tiêu diệt tạp chất và các độc tố trong ao nuôi. Sau 3 – 6 ngày, tháo cạn nước trong ao nuôi và tiến hành rửa ao 3 lần. Cuối cùng, cấp nước cho ao nuôi qua túi lọc với chiều sâu khoảng 2 m.
- Cách gây màu nước: bón phân đạm và phân lần theo tỷ lệ 1/9 với liều lượng 1,5 kg.ha để nuôi nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoan đầu.

  • Thả giống tôm thẻ chân trắng

- Lựa chọn tôm giống là một bước quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do đó, bà con cần lưu ý chọn giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài khoảng 1 cm, đồng thời sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để loại bỏ những con mang mầm bệnh.

sử dụng pockit chuẩn đoán bệnh trên tôm - Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Pockit cầm tay xét nghiệm bệnh trên tôm thẻ, tôm sú

- Thả tôm thẻ với mật độ 15.000 con/ha, thời gian thả vào buổi chiều hoặc sáng sớm lúc mà thời tiết mát mẻ, nên thả tôm trong túi trong 30 phút rồi mới mở túi cho tôm bơi dần da ao nuôi. Lưu ý: không nên thả tôm khi trời mưa to.

  • Quản lý ao nuôi mỗi ngày

- Thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi, duy trì độ pH từ 7, 5 – 8,5, độ trong khoảng 40 – 60 cm. Trong trường hợp nồng độ khí độc ao nuôi tăng cao, sử dụng Bac – Up để giảm nồng độ khí độc NH3/NO2.



- Sử dụng định kỳ Sober – Up cho ao nuôi 1 lần/ 1 tuần để hấp thu độc tố từ tảo, nấm, AHPND/EMS, đồng thời cải thiện chất lượng nước, tối ưu hóa môi trường ao nuôi.




- Chọn thức ăn công nghiệp cho tôm, cho ăn bằng sàng với liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Tháng đầu cho ăn từ 5 – 6 bữa rải rác trong 1 ngày. Từ tháng thứ 2 cho tôm ăn 4 bừa/ 1 ngày. Trong trường hợp tôm phát triển không đồng đều tiến hành cho ăn dặm quanh ao nuôi.



cho tôm ăn bàng sàng - Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất

- Trộn chế phẩm vi sinh CompreZyme với thức ăn cho tôm 1 lần/ 1 ngày giúp tôm chuyển hóa các loại protein khó tiêu, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.



- Tránh để thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, sử dụng chế phẩm Rate – Up để phân cắt thức ăn dưa thừa và mùn bã hữu cơ trong ao nuôi.




- Thường xuyên sử dụng Pockit xét nghiệm bệnh trên tôm để chuẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời từ đó có phương pháp phòng trị bệnh tốt nhất.


  • Thời điểm thu hoạch

Sau khi tôm đạt kích cỡ từ 60 – 80 con/kg thì tiến hành dùng lưới để thu hoạch. Đựng tôm trong thùng có đá để giữ được độ tươi cho tôm.



Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây trên đây đã được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng và đạt được năng suất cao trong mùa vụ. Để được Dr.Tom tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.


XEM THÊM:

>> Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột hiệu quả nhất

>> Bổ sung kali cho ao nuôi tôm để làm làm gì?

Read more…