Trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ

tháng 1 25, 2018 |
Trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con các nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh trên tôm thẻ. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Để có thể trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ thì trước hết chúng ta phải nắm được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:
- Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao.
- Có tảo lam (loại tảo độc).
- Nồng độ các chất hữu cơ trong ao tăng cao > 100 ppm
- Nồng độ Vibrio tăng cao > 1 x 102 CFU/ml.
- Độ kiềm < 80 ppm và phải > 200 ppm
- Nồng độ oxy < 3 ppm trong thời gian dài,
- Nhiệt độ phải > 32 độ C


Mặt khác, một số tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:
- Nhóm vi khuẩn Vibrio sinh trưởng và phát triển
- Độc tố từ nấm và từ thức ăn, đặc biệt những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất sứ, bảo quản không đúng nơi quy định.
- Độc tố bởi tảo độc
- Do ký sinh trùng Gregarine gây ra.
Xem thêm: nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

Vậy cách trị bệnh phân trắng ở tôm thẻ như thế nào?

Bệnh phân trắng khi bị phát hiện rất khó có thể điều trị, do đó ngay từ đầu bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp, ngăn ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.Tránh trường hợp khi điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ nhưng không đem lại hiệu quả, vừa lãng phí vữa gây thiệt hại lớn đến tôm nuôi.

cách trị bệnh phân trắng

- Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi bằng kỹ thuật PCR hoặc bằng đĩa vi sinh.
- Điều chỉnh thức ăn theo đúng liều lượng, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nguồn nước.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, dưỡng chất đảm bảo khoáng chất thiết yếu cho tôm sinh trưởng và phát triển.
- Kiểm soát tốt các loại tảo độc và độ kiềm trong ao nuôi.
- Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi, luôn giữ hàm lượng oxy > 5 ppm.
Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bà con nắm được cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ hiệu quả và an toàn.

Xem thêm:
>>> Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trăng
Read more…

Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng

tháng 1 24, 2018 |
Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do khí hậu thay đổi, bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh dẫn đến những bất cập trong việc phòng chống dịch bệnh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng từ đó có phương pháp phòng trị hiệu quả nhất.

các bệnh thường gặp ở tôm thẻ

Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng

Một số bệnh phổ biến thường gặp ở tôm thẻ chân trắng có thể kể đến như:
- Bệnh chết sớm trên tôm: bệnh chết sớm hay còn gọi là EMS đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng trong vụ nuôi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra.
- Bệnh đốm trắng trên tôm: đây là một trong những các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Khi bị nhiễm bệnh, tôm có dấu hiệu ăn nhiều hơn trong 2 ngày, sau đó giảm ăn đột ngột, cơ thể yếu ớ và xuất hiện đốm trắng, ruột rỗng, chết rải rác và tấp mé bờ.
- Bệnh phân trắng trên tôm: bệnh phân trắng là một trong những biểu hiện của bệnh đường ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra. Bệnh xuất yếu chủ yếu trong giai đoạn từ 40 - 70 ngày tuổi. 
- Hội trứng Taura trên tôm: đây là bệnh tôm thẻ chân trắng có khả năng gây nguy hiểm, gây chết 100% ao nuôi nếu không có biện pháp phòng trị hiệu quả. Bệnh do virus picornavirus gây ra và biểu hiện ở 3 giai đoạn rõ rệt. 
- Bệnh trên tôm thẻ chân trắng - Bệnh đầu vàng: bệnh đầu vàng xuất hiện ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bệnh xuất hiện trong khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt ở những vùng có độ mặn cao.
Xem thêm: độ mặn thích hợp nuôi tôm sú

bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng

Cách phòng trị bệnh hiệu quả 

Nắm được các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con đưa ra giải pháp phòng trị hiệu quả nhất. Thông thường, chúng ta nên có các biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu chuẩn bị ao nuôi cho đến khi thu hoạch và cần lưu ý:
- Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi
- Lựa chọn tôm giống chất lượng, ở địa chỉ uy tín
- Định kỳ xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trên tôm
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và men vi sinh vào khẩu phần thức ăn cho ao nuôi.
Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bà con chủ động trong việc phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:
>>>Độ mặn thích hợp nuôi tôm sú
>>> Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng
Read more…

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ

tháng 1 23, 2018 |
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú không gây nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tụy nhưng ảnh hưởng ít nhỏ đến hiệu quả kinh tế cảu vụ nuôi. Bệnh xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian từ 50 ngày trở đi. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của bệnh phân trắng ở tôm thẻ là gì? Cách phòng trị như thế nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bệnh phân trắng ở tôm thẻ

1. Nguyên nhân của bệnh phân trắng trên tôm thẻ


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm thẻ là do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra. Tuy nhiên, năm 2010 một báo cáo từ nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh phân trắng của nhóm Ha và cộng sự phát hiện thấy vi bào tử trùng Microspoidian Enterocytozoon nepatopenaei là tác nhân gây bệnh phân trắng. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện ở những nơi có đặc điểm sau:

- Hiện tượng tảo tàn, nồng độ NH3 tăng cao.
- Trong ao xuất hiện tảo lam (tảo độc).
- Nồng độ các chất hữu cơ tăng cao (> 10ppm).
- Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml.
- Độ kiềm < 80ppm và > hơn 200ppm.
- Nồng độ oxy thấp trong một thời gian dài.
- Nhiệt độ >32 độ C.

2. Các triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm thẻ


Bệnh phân trắng với các triệu chứng, biểu hiện cụ thể như sau:

- Tôm giảm ăn đột ngột, thân tôm chuyển sang màu đậm hơn.
- Gan tụy thay đổi màu, mềm nhũn, ruột và phân đều chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
- Mang chuyển sang màu tối, xuất hiện theo đó là các sợi phân trắng hoạch vàng nây tại sàng ăn hoặc nổi trên mặt nước bị gió dồn vào góc ao.

dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh phân trắng

3. Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm thẻ


Để phòng chống bệnh phân trắng trên tôm thẻ bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau:

- Lựa chọn thức ăn chất lượng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, men vi sinh cần thiết giúp tôm tiêu hóa và tăng trưởng đều.
- Bảo quản thức ăn theo đúng quy định, thường xuyên kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc,
- Kiểm soát tốt các loại tảo và độ kiềm trong ao nuôi tôm.
- Duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi tôm bằng việc bổ sung hàm lượng vi sinh và duy trì hàm lượng oxy lớn hơn 5ppm

Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi về bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con chủ động phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất

Xem thêm:
>>> Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng
>>> Bệnh đường ruột ở tôm

Read more…

Nguyên nhân tôm bị cong thân

tháng 1 15, 2018 |
Trong bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi xin gửi đến bà con nuôi tôm những kiến thức về bệnh cong thân trên tôm, nguyên nhân tôm bị cong thân cũng như một vài giải pháp để khắc phục tình trạng này.

nguyên nhân tôm bị cong thân


1. Bệnh cong thân ở tôm là gì?


Bệnh cong thân rất hay gặp ở tôm thẻ chân trắng, bệnh gây thiệt hại không nhỏ đến cả vụ nuôi nên cần đặc biệt quan tâm. Với những ao nuôi có thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng rất dễ bị nhiễm bệnh vì lúc này ao nuôi có thể bị ô nhiễm, thiếu khoáng chất cho tôm cũng như mật độ nuôi quá cao.
>> Xem thêm: thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Bệnh có thể phát hiện dễ dang với biểu hiện thân tôm bị cong áp sáp vào phần giáp ngực, tôm cũng có thể bị đục cơ.

tôm bị bệnh cong thân

2. Nguyên nhân tôm bị cong thân


Một vài những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

- Tôm bị sốc do biến đổi môi trường: nhấc sàng ăn lên kiểm tra tôm, chài tôm vào thời điểm thời tiết nắng nóng ban ngày là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm bị cong thân. Tôm khi rời khỏi mặt nước sẽ bị sốc nhiệt, búng mạnh và nhảy bật lên. Khi trở lại mặt nước những con bị cong thân sẽ chết do không tự duỗi thẳng ra được. Do đó bà con cần chú ý kiểm tra sàng ăn vào thời điểm mát mẻ để tránh ảnh hưởng đến tôm

- Lượng oxy hòa tan trong ao thấp: hệ thống quạt nước không đáp ứng đủ công suất so với diện tích ao nuôi. Bên cạnh đó là  sự tích tụ các rác thải hữu cơ trong ao,  xuất hiện nhiều tảo độc khiến hàm lượng oxy trong ao xuống thấp. Mặt khác, khi tắt bật quạt nước trong ao cũng là nguyên nhân khiến tôm bị cong thân do tôm bị giật mình, nhảy khỏi mặt nước. Do đó bà con chú ý không nên tắt toàn bộ dàn quạt khi cho tôm ăn mà cần duy trì tối thiểu 1 hệ thống để tránh tôm bị giật mình khi bật lại dàn quạt nước.

- Hàm lượng khoáng ít: một số khoáng chất không được bổ sung cho tôm trong thức ăn dẫn đến tôm thiếu chất tạo lớp vỏ cứng cáp cho tôm.

Xem thêm:
>>> Bệnh đen mang trên tôm
>>> Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng

Read more…