Bệnh đỏ thân trên tôm sú là một trong những các bệnh thường gặp nhất hiện nay. Đặc biệt là ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu khiến dịch bệnh bùng phát mạnh dẫn đến khó kiểm soát. Bệnh có thể xuất hiện trong tất cả giai đoạn phát triển của tôm nuôi.
Vậy nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm sú là gì?
Bệnh đỏ thân ở tôm sú
- Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm sú có thể từ sinh vật hay vị do nhiễm khuẩn - vi khuẩn Streptococcus gây ra.
- Bênh cũng có thể xuất hiện ở những ao nuôi bị nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu của bệnh đỏ thân trên tôm sú
Các biểu hiện của bệnh đỏ thân trên tôm sú
Khi tôm sú bị đỏ thân, thường xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Giai đoạn đầu thân tôm có màu vàng hơi xanh.
- Một vài ngày tiếp theo tôm có màu đỏ từ mang đến toàn bộ cơ thể
- Khi tôm bị bệnh nặng, gan tôm sẽ bị phá hủy, hôi tanh, có màu vàng nhạt và dẫn đến chết hàng loạt.
- Tôm chậm lớn, kém ăn
Cách phòng trị bệnh đỏ thân trên tôm sú hiệu quả
Bệnh đỏ thân trên tôm sú cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Do đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu, cụ thể:
Có biện pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu
- Không cho ăn thức ăn tươi bị ươn, thối, để lâu ngày
- Lựa chọn thức ăn công nghiệp ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
- Bảo quản thức ăn đúng quy định, không để ẩm mốc, dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.
- Tránh để tảo tàn trong ao nuôi, duy trì lượng oxy ổn định và đầy đủ.
- Hạn chế và giảm thiểu nồng độ khí độc trong ao nuôi.
- Định kỳ xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trong ao nuôi tôm một cách nhanh và chính xác nhất.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về bệnh đỏ thân trên tôm sú sẽ giúp bà con nắm được nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu, hạn chế các dịch bệnh nguy hiểm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét